Vất vả chạm tay vào hạnh phúc mang tên “con yêu”

Kiều Trang
27/05/2022 - 11:24
Vất vả chạm tay vào hạnh phúc mang tên “con yêu”

Anh Trần Văn Thiện và chị Đàm Thị Hồng Kim bên con

6 năm là khoảng thời gian đầy khó khăn của vợ chồng anh Trần Văn Thiện và chị Đàm Thị Hồng Kim (ở Nghệ An) điều trị hiếm muộn.
Những lần miệt mài "tìm" con

Sau thời gian tìm hiểu, năm 2015, anh Trần Văn Thiện (sinh năm 1990) và chị Đàm Thị Hồng Kim (sinh năm 1991) kết hôn. Những tưởng đó là cái kết viên mãn cho đôi bạn trẻ nhưng sau một thời gian chung sống, chị Kim vẫn chưa có thai. Vì mong ngóng có con nên sau 6 tháng kể từ khi kết hôn, chị Kim cùng chồng tới thăm khám tại một bệnh viện tỉnh. Tại đây, bác sĩ kết luận anh Thiện tinh trùng yếu, chị Kim bị vòi tử cung thông hạn chế, tuy vẫn có khả năng có thai tự nhiên nhưng sẽ khó khăn hơn. 

Vậy là từ đó, hai vợ chồng bắt đầu hành trình tìm con của mình. Cũng như nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, vợ chồng anh Thiện bắt đầu điều trị bằng những bài thuốc Nam, thuốc Bắc. "Chúng tôi không nhớ đã uống bao nhiêu thang thuốc, tiền của cứ lần lượt "đội nón ra đi" mà không thấy hiệu quả", chị Kim nghẹn ngào khi nhớ về khoảng thời gian vất vả ngược xuôi để tìm con.

Không từ bỏ, vợ chồng chị Kim quyết định trông cậy vào các biện pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại. Tại bệnh viện tỉnh, chị được bác sĩ tư vấn thực hiện thụ tinh nhân tạo bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) nhưng hai lần thực hiện hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp IUI của chị Kim đều thất bại.

"Rồi con sẽ về"

Sau khi sử dụng hết số tiền tích góp, vợ chồng chị Kim, anh Thiện đã nghĩ tới việc phải tạm gác lại hành trình tìm con vì kinh tế khó khăn. "Tôi làm công nhân còn anh ấy không có công việc ổn định. Thu nhập của hai vợ chồng chỉ vỏn vẹn 5 triệu đồng/tháng", chị Kim chia sẻ về hoàn cảnh gia đình mình. Áp lực kinh tế và áp lực vì "mang tiếng hiếm muộn" khiến chị Kim không khỏi tủi thân và buồn bã. Trong giai đoạn khó khăn đó, chị Kim nhận được thông báo đã trở thành 1 trong 10 trường hợp nhận được hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí 100% tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Ngay lập tức, hai vợ chồng tới bệnh viện thăm khám và điều trị. Những chuyến xe từ Nghệ An ra Hà Nội, những mũi tiêm kích trứng cùng bao vất vả trong quá trình điều trị nhưng chưa khi nào anh Thiện và chị Kim nản lòng bởi niềm tin "rồi con sẽ về". Trải qua hành trình kích trứng, chọc trứng và tạo phôi, gia đình anh chị tạo được 16 phôi, mở ra nhiều cơ hội đón con cho hai vợ chồng. Nghỉ ngơi một tháng sau khi chọc trứng, chị Kim quyết định trở lại bệnh viện để chuyển phôi và lần này, niềm vui bất ngờ đã tới. "Khi nghe tin bác sĩ thông báo tôi đã có thai, hai vợ chồng hạnh phúc vỡ òa, chỉ biết ôm nhau khóc. Cuối cùng, sau 6 năm nỗ lực, chúng tôi đã có con", chị Kim nhớ lại khoảnh khắc khi biết tin mình đã đậu thai.

Tuy nhiên, khó khăn vẫn chưa dừng lại ở đó. Trong suốt 5 tháng đầu thai kỳ, chị Kim bị nghén nặng, không ăn uống được và phải theo dõi thai tại bệnh viện 4 tháng đầu khiến anh Thiện và gia đình vô cùng lo lắng. Bằng sự kiên cường cùng khát khao đón con yêu cháy bỏng, chị Kim đã vượt qua tất cả.

Vào ngày 11/6/2021, bé Trần Anh Nhật Minh, đứa con đầu lòng của hai vợ chồng, chào đời. Cuối cùng, sau một chặng đường dài, vợ chồng anh Thiện, chị Kim đã có thêm tiếng cười của "trái ngọt tình yêu" mà anh chị hằng mong ngóng.

Từ nay đến ngày 29/5/2022, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội sẽ nhận hồ sơ xét duyệt thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí cho 10 cặp vợ chồng mắc vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn (tương đương 100 triệu đồng/ca). 

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng sẽ hỗ trợ miễn phí cho 20 ca sàng lọc phôi mang gene bệnh lý hiếm (không giới hạn số lượng phôi), 10 ca phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung (chỉ công phẫu thuật), 10 ca phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng - Micro TESE (áp dụng cho gia đình thực hiện TTTON), 20 ca nuôi cấy và theo dõi phôi tự động Timelapse (tối đa 16 phôi).
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm