Trao đổi với PNVN, PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính bộ môn Dược, ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết, quá trình gây mê diễn biến qua các giai đoạn: Tiền mê, khởi mê, duy trì mê, thoát mê (hồi tỉnh) và giai đoạn sau mổ.
Trong bất kỳ giai đoạn nào đều có thể xảy ra các tai biến và biến chứng. Người gây mê cần phải thăm khám, đánh giá, tiên lượng tình trạng bệnh nhân trước thực hiện để có kế hoạch gây mê hồi sức hợp lý. Đồng thời cần phải theo dõi sát bệnh nhân trong và sau gây mê, nhằm kịp thời phát hiện và xử trí các biến chứng có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Trong bất kỳ giai đoạn nào đều có thể xảy ra các tai biến và biến chứng. Người gây mê cần phải thăm khám, đánh giá, tiên lượng tình trạng bệnh nhân trước thực hiện để có kế hoạch gây mê hồi sức hợp lý. Đồng thời cần phải theo dõi sát bệnh nhân trong và sau gây mê, nhằm kịp thời phát hiện và xử trí các biến chứng có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Thuốc gây mê có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương để làm mất hoàn toàn ý thức, phản xạ và mọi cảm giác của toàn thân. Tức là khi được gây mê, người bệnh sẽ bất động, ngủ say như chết, hoàn toàn không hay biết khi cuộc phẫu thuật có khi rất nghiêm trọng đang diễn ra. Thuốc gây mê được chia làm hai loại: Loại hít và tĩnh mạch. Thuốc gây mê là tiến bộ của y học nhưng cũng là con dao hai lưỡi.
PGS.TS Nguyễn Hữu Đức phân tích, hiện chưa có thuốc gây mê lý tưởng, nghĩa là có tác dụng tốt cho người bệnh và an toàn. Bên cạnh những lợi ích, thuốc gây mê có thể gây tác dụng phụ. Hầu hết có thể gây suy hô hấp, giảm huyết áp, suy chức năng tuần hoàn não. Một số thuốc có thể gây suy gan, suy thận. Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc gây mê, thường phối hợp nhiều thuốc có tác dụng khác nhau để tạo ra trạng thái mê cân đối.
Tuy có nhiều tác dụng nhưng thuốc gây mê cũng là 'con dao hai lưỡi' |
Các biến chứng có thể gặp phải khi gây mê
Ở giai đoạn tiền mê, có thể có các biến chứng, chủ yếu là do các tác dụng phụ của thuốc như suy hô hấp, buồn nôn và nôn, có thể gây tụt huyết áp.
Các biến chứng trong thời kỳ khởi mê có thể gặp phải như do không đặt được nội khí quản gây dập môi, gãy răng, chảy máu vùng hầu họng; co thắt phế quản, nôn, trào ngược… Đặc biệt, giai đoạn này có thể khiến người bệnh hạ huyết áp, trụy tim mạch do tác dụng của các thuốc khởi mê gây giãn mạch. Các thuốc gây mê có thể gây ức chế trực tiếp cơ tim làm giảm sự co bóp của cơ tim.
Ở giai đoạn duy trì mê có thể xảy ra các biến chứng như thiếu oxy máu, tràn khí màng phổi, co thắt phế quản…
Ở giai đoạn tiền mê, có thể có các biến chứng, chủ yếu là do các tác dụng phụ của thuốc như suy hô hấp, buồn nôn và nôn, có thể gây tụt huyết áp.
Các biến chứng trong thời kỳ khởi mê có thể gặp phải như do không đặt được nội khí quản gây dập môi, gãy răng, chảy máu vùng hầu họng; co thắt phế quản, nôn, trào ngược… Đặc biệt, giai đoạn này có thể khiến người bệnh hạ huyết áp, trụy tim mạch do tác dụng của các thuốc khởi mê gây giãn mạch. Các thuốc gây mê có thể gây ức chế trực tiếp cơ tim làm giảm sự co bóp của cơ tim.
Ở giai đoạn duy trì mê có thể xảy ra các biến chứng như thiếu oxy máu, tràn khí màng phổi, co thắt phế quản…
Nhiều nguyên nhân dẫn đến sốc phản vệ khi gây mê
Sau khi phân tích các tình huống có thể xảy ra trong quá trình gây mê, PGS.TS Nguyễn Hữu Đức khẳng định: “Về nguyên tắc, tất cả thuốc gây mê đều có nguy cơ sốc phản vệ. Chỉ có điều tỷ lệ nhiều hay ít. Muốn xác định nguyên nhân dẫn đến sốc phản vệ khi gây mê, cần tìm hiểu thuốc sử dụng gây mê, quy trình tiến hành gây mê, trình độ người thực hiện… Một số bệnh nhân mắc các bệnh lý đặc biệt như loạn dưỡng cơ, bỏng, tổn thương tủy sống, đái tháo đường; bệnh tim, thận; tăng huyết áp… là những trường hợp có nguy cơ cao gây phản ứng với thuốc gây mê”.
Khi tiến hành gây mê, bác sĩ gây mê cần đánh giá sức khỏe của bệnh nhân, thảo luận với bệnh nhân về phương thức gây mê giảm đau cho từng trường hợp phẫu thuật cụ thể. Chịu trách nhiệm gây mê kiểm soát đau cho bệnh nhân, theo dõi chăm sóc bệnh nhân trong phẫu thuật và ngay sau phẫu thuật. Bác sĩ gây mê phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên khoa gây mê hồi sức hợp lệ.
"Người bệnh khi tiến hành phẫu thuật cần tìm đến những cơ sở y tế có uy tín và được tư vấn cẩn thận trước khi gây mê. Đừng xem nhẹ quá trình gây mê cũng như lạm dụng gây mê", PGS.TS Nguyễn Hữu Đức khuyên.
Tác dụng phụ và biến chứng thường gặp khi gây mê như buồn nôn hoặc nôn, nhức đầu, đau hoặc bầm ở vị trí tiêm chích, khô hoặc lở môi hoặc họng, nhìn mờ, nhìn đôi hoặc chóng mặt, khó tiểu, phản ứng dị ứng nhẹ, sẩn ngứa; Tổn thương thần kinh tạm thời...
Nguy cơ hiếm gặp có thể gây tử vong: Dị ứng nặng hoặc sốc; sốt cao, đột quị hoặc nhồi máu cơ tim, liệt, huyết khối trong phổi, tổn thương não.
|