Xảy ra tai nạn, chủ lao động có phải chịu trách nhiệm không?

01/09/2017 - 14:13
Chồng tôi là công nhân xây dựng, bị tai nạn trong lúc làm việc và phải nằm viện điều trị cho đến nay. Tuy nhiên, phía người thuê chồng tôi làm việc đã bỏ mặc gia đình tôi lo liệu. Vậy trách nhiệm của chủ sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động?

Hỏi: Chồng tôi là công nhân xây dựng. Cách đây hai tháng, chồng tôi bị tai nạn trong lúc làm việc và phải nằm viện điều trị từ đó đến nay. Tuy nhiên, phía người thuê chồng tôi làm việc đã bỏ mặc gia đình tôi lo mọi thứ. Xin Báo PNVN cho biết, trách nhiệm của người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn được pháp luật quy định như thế nào

                                                                                                     Trương Thị Phương Hoa (Đồng Nai)

anh4.jpg
Công nhân làm việc trên công trường xậy dựng

Trả lời: Theo quy định tại Điều 18, Nghị định 39/2016/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động thì trách nhiệm của người sử dụng lao động tại cơ sở xảy ra tai nạn lao động như sau:

- Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn; Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này; Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:

Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể)…

- Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó; Tạo điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu;

Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền…; Thông báo đầy đủ thông về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình;…

Đồng thời, thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động kể cả việc điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội;

Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm