Như PNVN đã phản ánh, tình trạng ùn tắc, xe “rùa bò” đã khiến quãng đường gần 1km trước bến xe Mỹ Đình trở nên dài bất tận khi xe khách di chuyển mất cả tiếng đồng hồ khiến nhiều người tham gia giao thông, hành khách đi trên tuyến này bức xúc.
Thấu hiểu điều này, trong thời gian qua nhiều cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã có nhiều kiến nghị, đề xuất để giải quyết tình trạng quá tải ở bến xe Mỹ Đình và khu vực trước bến, lập lại trật tự giao thông ở khu vực này.
Cảnh ùn tắc thường xuyên xảy ra trước bến Mỹ Đình, mặc dù Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo giảm tải ở bến, chuyển tuyến để đảm bảo trật tự nhưng Sở GTVT vẫn chưa thực hiện. |
Được biết, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu Sở GTVT Hà Nội phải dẹp bỏ hoàn toàn các chuyến xe khách xuyên tâm, điều chuyển ngay các đầu xe chạy tuyến miền Trung về bến xe Nước Ngầm theo đúng quy hoạch đã được Bộ GTVT, UBND TP. Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội phê duyệt. Tháng 6 vừa qua, Sở GTVT Hà Nội cũng đã họp báo công bố Kế hoạch điều chuyển một số tuyến xe khách từ Mỹ Đình về bến xe Nước Ngầm nằm ở phía Nam thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Tuy vậy, cũng có một số doanh nghiệp phản đối việc di chuyển này vì vấn đề lợi ích. Họ cho rằng, việc "nhấc" các nhà xe từ Mỹ Đình sang bến khác sẽ khiến hành khách ảnh hưởng. Thực tế, đó chỉ là lý do làm bình phong, tất cả cũng chỉ là lợi ích doanh nghiệp và một số cá nhân liên quan.
Theo tìm hiểu của PV, nhiều nhà xe họ vẫn chấp nhận chuyển về bến xe Nước Ngầm, cùng với đó dịch vụ vận tải công cộng như xe buýt phải phát triển song hành. Nhiều doanh nghiệp vận tải không thể xin lốt ở Mỹ Đình họ vui vẻ vào bến Nước Ngầm. Để phục vụ hành khách có nhu cầu đi từ Hà Tĩnh, Nghệ An ra bến Mỹ Đình, những nhà xe này bố trí xe trung chuyển 7 chỗ để đưa đón hành khách.
Chủ nhà xe Việt Khánh (tuyến Hương Khê (Hà Tĩnh) - Nước Ngầm cho rằng, nếu vì lợi ích của hành khách thì có nhiều cách để phục vụ. Nhà xe này đã bố trí xe trung chuyển 7 chỗ để chở khách từ bến Nước Ngầm ra gần khu vực bến Mỹ Đình nhằm thuận tiện nhất cho khách đi xe.
Tuy vậy, cũng có một số doanh nghiệp phản đối việc di chuyển này vì vấn đề lợi ích. Họ cho rằng, việc "nhấc" các nhà xe từ Mỹ Đình sang bến khác sẽ khiến hành khách ảnh hưởng. Thực tế, đó chỉ là lý do làm bình phong, tất cả cũng chỉ là lợi ích doanh nghiệp và một số cá nhân liên quan.
Theo tìm hiểu của PV, nhiều nhà xe họ vẫn chấp nhận chuyển về bến xe Nước Ngầm, cùng với đó dịch vụ vận tải công cộng như xe buýt phải phát triển song hành. Nhiều doanh nghiệp vận tải không thể xin lốt ở Mỹ Đình họ vui vẻ vào bến Nước Ngầm. Để phục vụ hành khách có nhu cầu đi từ Hà Tĩnh, Nghệ An ra bến Mỹ Đình, những nhà xe này bố trí xe trung chuyển 7 chỗ để đưa đón hành khách.
Chủ nhà xe Việt Khánh (tuyến Hương Khê (Hà Tĩnh) - Nước Ngầm cho rằng, nếu vì lợi ích của hành khách thì có nhiều cách để phục vụ. Nhà xe này đã bố trí xe trung chuyển 7 chỗ để chở khách từ bến Nước Ngầm ra gần khu vực bến Mỹ Đình nhằm thuận tiện nhất cho khách đi xe.
Trên thực tế, hàng chục năm nay, bến xe Nước Ngầm vẫn hoạt động một cách quy chuẩn, các xe tuân thủ không vợt khách bên ngoài bến, không xảy ra tình trạng xe dù – bến cóc nhưng vẫn phát triển, vẫn liên tục đầu tư thêm xe, nâng cấp xe, quá trình này chưa hề ghi nhận một doanh nghiệp nào phá sản. Vậy lý do mà sở GTVT Hà Nội ngần ngại việc chuyển tuyến là sợ khi đưa về bến Nước Ngầm doanh nghiệp vận tải sẽ phá sản là thiếu căn cứ.
Trong khi đó, ngay cả những tuyến xe được coi là chủ chốt của bến xe Mỹ Đình như Mỹ Đình – Quảng Ninh; Mỹ Đình – Thái Nguyên; Mỹ Đình – Phú Thọ... thì hiện tượng xe khách chèo kéo, chạy lờ đờ bên ngoài bến xe gây ùn tắc, rối loạn giao thông vẫn diễn ra hàng ngày.
Trên bảo – dưới không nghe?
Trong công văn số 6097/CAHN - PV11 ngày 8/12/2015 của công an TP. Hà Nội gửi UBND thành phố Hà Nội đã nêu rõ, hiện nay bến xe Mỹ Đình đang trong tình trạng quá tải, trong khi nhu cầu khai thác của các doanh nghiệp vận tải vẫn gia tăng nên đã xuất hiện tình trạng bến cóc, xe dù, chạy lòng vòng, sai tuyến quanh bến Mỹ Đình. Trong khi đó, một số bến xe khác có thể đáp ứng tuy nhiên lượng phương tiện hoạt động lại chưa đúng với quy mô của bến.
Vì thế, Công an Hà Nội đã kiến nghị, đề xuất UBND thành phố tổ chức, sắp xếp lại luồng tuyến vận tải liên tỉnh trên địa bàn để hạn chế tình trạng xe khách xuyên tâm vào trung tâm, nhằm giảm tải ùn tắc, tai nạn. Đây là một động thái cần thiết để giải quyết tình trạng rối loạn nêu trên.
Ngày 17/5/2016, Sở GTVT Hà Nội đã có đề xuất gửi Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ về việc điều chỉnh một số tuyến vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Những chiếc xe "rùa bò" vì quá tải vẫn đang ngang nhiên hoạt động, thách thức dư luận và cơ quan chức năng. |
Trong báo cáo này của Sở cũng nêu rõ việc điều chuyển tuyến từ bến xe Mỹ Đình về bến Nước Ngầm. Theo đó, những tuyến sẽ lựa chọn điều chỉnh là xe đi Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắk Lắk. Theo Sở GTVT Hà Nội, điều này sẽ phù hợp với lộ trình và hướng tuyến. Sau đó sẽ là tuyến Mỹ Đình – Thanh Hóa về Nước Ngầm – Thanh Hóa.
Tiếp nhận đề xuất này, Bộ GTVT đã có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về việc “Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết một số tuyến từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Nước Ngầm theo đề xuất 583 của Sở GTVT Hà Nội” nêu ý kiến đồng thuận với đề xuất của Sở GTVT Hà Nội nhằm mục tiêu tổ chức giao thông phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo giao thông thông suốt, giảm ùn tắc giao thông.
Đồng thời, trong công văn này, Bộ cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội có ý kiến chính thức về việc điều chuyển này gửi Bộ để cùng xem xét, quyết định và triển khai.
Liên quan đến vấn đề này, UBND thành phố Hà Nội đã có nhiều cuộc họp lấy ý kiến và bàn để giải quyết tình trạng này. Đến ngày 11/8/2016, UBND thành phố Hà Nội đã có thông báo về kết luận của tập thể lãnh đạo UBND thành phố tại cuộc họp điều chỉnh quy hoạch chi tiết với một số tuyến có hành trình chạy thông qua địa bàn thành phố và công tác sắp xếp, điều chuyển luồng tuyến, phương tiện vận tải từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Nước Ngầm.
Tại văn bản này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã kết luận: “Giao Sở GTVT Hà Nội chủ trì, khảo sát, kiểm tra toàn bộ tất cả các xe khách chạy trái tuyến, sai quy hoạch, thống kê chính xác số xe vi phạm và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng”.
Đặc biệt, kết luận của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung giao Sở GTVT Hà Nội phải làm việc với các doanh nghiệp bến xe, thống kê số lượng xe đến bến, phân bổ số lượng xe đảm bảo đúng tuyến, đúng luồng theo lộ trình giảm dần vào tháng 8, 9 và chấm dứt trước ngày 1/10/2016.
Tưởng chừng như, sau kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, mọi thứ sẽ được triển khai một cách minh bạch, thuận lợi. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, đã là giữa tháng 10/2016 nhưng Sở GTVT Hà Nội vẫn "giậm chân tại chỗ". Những hình ảnh ùn tắc, xe “rùa bò”, xe dù bến cóc hoạt động xung quanh khu vực bến xe Mỹ Đình mà PV ghi lại đã cho thấy, Sở GTVT Hà Nội “như chưa hề có cuộc ra quân” nào.
Vì sao lại xuất hiện tình trạng trên bảo dưới không nghe trong việc điều chuyển luồng tuyến, phương tiện tại các bến xe ở Hà Nội? Phải chăng có vấn đề lợi ích nhóm hay do năng lực giải quyết vấn đề của lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội? Trong khi Sở GTVT chậm trễ thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội thì người dân hàng ngày phải lưu thông qua tuyến đường này chẳng khác nào bị tra tấn...