Chính trị - Xã hội

Xóa nghèo từ nơi vùng lõi

Nhóm PV 08/12/2021 - 08:55 AM
Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và Ngân hàng CSXH từ tỉnh đến huyện, xã dành cho các bản nghèo, đặc biệt là những hộ ở vùng lõi nghèo nhất của tỉnh Nghệ An như Xốp Cháo, các hộ dân có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn đầy đủ, kịp thời.

Bản Xốp Cháo nằm rải rác trên những ngọn núi thấp, là nơi sinh sống các hộ dân người Khơ Mú. Trước đây, nhiều người dân không có sinh kế, phó mặc cuộc sống cho trời, trông vào bữa nay, bữa mai quăng chài, mai lên rừng bẻ măng chặt củi, làm rẫy.

Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và Ngân hàng CSXH từ tỉnh đến huyện, xã dành cho các bản nghèo, đặc biệt là những hộ ở vùng lõi nghèo nhất của tỉnh Nghệ An như Xốp Cháo, các hộ dân có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn đầy đủ, kịp thời.

Cùng với việc lặn lội, vượt khó đưa vốn tín dụng về bản, Ngân hàng CSXH nhìn nhận việc phối hợp với chính quyền xã và bản tuyên truyền để thay đổi hủ tục, quan điểm sản xuất là một trong những điểm mấu chốt để đột phá trong hành trình giảm nghèo cho Xốp Cháo.

Đồng thời, Ngân hàng CSXH huyện phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền các cấp và cánh tay nối dài của Ngân hàng CSXH đó là Tổ tiết kiệm vay vốn để hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và góp phần để giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Cũng bởi thế, nguồn vốn tín dụng chính sách từ những ngày đầu triển khai vào cuộc sống đã trở thành một nguồn lực không thể thiếu, đánh thức bà con vùng đất này thay đổi nếp nghĩ, cách làm để giảm nghèo.

Nguồn vốn chính sách đã và đang tạo điều kiện cho bà con vay để mua trâu bò, nuôi cá lồng bè..., sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, có thêm động lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Bản Xốp Cháo không có nợ quá hạn, nợ khoanh, tỷ lệ thu nợ đến hạn đạt trên 98%. Các tổ viên tham gia tiết kiệm đều đặn ở mức tối thiểu 100.000 đồng/hộ. Điều đó cho thấy người dân Xốp Cháo chăm chỉ làm lụng, hiệu quả kinh tế tốt.

Đến nay, cả bản có gần 1.000 con trâu bò, gần 1.400 con gia cầm, cùng với đó là 40 lồng cá bè của 9 hộ gia đình mang lại mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng. Với diện tích đất trồng trọt bên cạnh đầu tư sản xuất lúa nước 2 vụ/năm, xã cũng khuyến khích người dân tận dụng đất bằng để cải tạo ruộng nước trồng các loại cây rau màu có giá trị kinh tế, sản xuất theo hướng hàng hóa.

Từ những đổi thay này, một ngày không xa, vùng lõi nghèo của tỉnh Nghệ Anh sẽ sớm thoát nghèo bền vững.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn