Xóm nghèo vất vả mưu sinh trên ruộng mía

29/09/2016 - 20:00
Không nhà cửa, không điện, không nước, cả xóm với gần 50 người sống chen chúc nhau trong những túp lều tạm bợ để làm thuê sinh sống qua ngày.
Đó là câu chuyện của xóm lao động nghèo tại xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Họ đa phần là người dân ở các tỉnh miền Tây, vì cuộc sống khó khăn phải rời bỏ quê hương lên đây để làm thuê, cuốc mướn.
Đó là câu chuyện của xóm lao động nghèo tại xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Họ đa phần là người dân ở các tỉnh miền Tây, vì cuộc sống khó khăn phải rời bỏ quê hương lên đây để làm thuê, cuốc mướn.
Mỗi ngày, công việc của họ bắt đầu từ lúc 3 giờ sáng ngoài ruộng mía. Những đứa trẻ con cũng phải theo bố mẹ dắt díu nhau ra ngoài ruộng để phụ bố mẹ chặt mía. Với mỗi bó mía, họ chỉ được trả 700 đồng. Họ làm quần quật cả ngày từ sáng đến chiều chỉ kiếm từ khoảng 60.000 -70.000 đồng.
Mỗi ngày, công việc của họ bắt đầu từ lúc 3 giờ sáng ngoài ruộng mía. Những đứa trẻ con cũng phải theo bố mẹ dắt díu nhau ra ngoài ruộng để phụ bố mẹ chặt mía. Với mỗi bó mía, họ chỉ được trả 700 đồng. Họ làm quần quật cả ngày từ sáng đến chiều chỉ kiếm từ khoảng 60.000 -70.000 đồng.
Những đứa trẻ con ở đây vì điều kiện gia đình khó khăn nên không được đi học. Cuộc sống mỗi ngày của chúng là trên ruộng mía cùng bố mẹ với những gánh nặng mưu sinh cơm ngày ba bữa.
Những đứa trẻ con ở đây vì điều kiện gia đình khó khăn nên không được đi học. Cuộc sống mỗi ngày của chúng là trên ruộng mía cùng bố mẹ với những gánh nặng mưu sinh cơm ngày ba bữa.
Ước mơ được đi học, cắp sách đến trường và sống trong một môi trường có điện, có nước sạch có lẽ là ước mơ lớn nhất của những đứa trẻ con của xóm lao động nghèo này.
Ước mơ được đi học, cắp sách đến trường và sống trong một môi trường có điện, có nước sạch có lẽ là ước mơ lớn nhất của những đứa trẻ con của xóm lao động nghèo này.
Với thu nhập mỗi ngày, họ phải tiết kiệm chi tiêu từng đồng để trang trải cho cuộc sống. Do không có điện nên để sạc điện thoại hay đèn pin, họ phải đi nhờ người khác với mỗi lần sạc là 2.000 đồng.
Với thu nhập mỗi ngày, họ phải tiết kiệm chi tiêu từng đồng để trang trải cho cuộc sống. Do không có điện nên để sạc điện thoại hay đèn pin, họ phải đi nhờ người khác với mỗi lần sạc là 2.000 đồng.
Công việc vất vả là thế nhưng với những người dân xóm nghèo này, có việc làm đã là một may mắn đối với họ. Cô Nguyễn Ngọc Anh (48 tuổi) tâm sự:
Công việc vất vả là thế nhưng với những người dân xóm nghèo này, có việc làm đã là một may mắn đối với họ. Cô Nguyễn Ngọc Anh (48 tuổi) tâm sự: "Sợ nhất là hết mùa mía, cả xóm kéo nhau đi kiếm việc khác, cực khổ lắm con ơi".
Những đứa trẻ xóm nghèo hiếm hoi mới được bố mẹ cho tiền để mua ít quà bánh.
Những đứa trẻ xóm nghèo hiếm hoi mới được bố mẹ cho tiền để mua ít quà bánh.
Cuộc sống của xóm nghèo cứ thế trôi qua với bao nỗi nhọc nhằn. Đối với họ, mỗi ngày có được cơm no là điều hạnh phúc lớn nhất... còn tương lai, số phận của những đứa trẻ nơi đây vẫn là một dấu hỏi lớn khi chúng phải đối mặt với đói nghèo, bệnh tật, mù chữ...
Cuộc sống của xóm nghèo cứ thế trôi qua với bao nỗi nhọc nhằn. Đối với họ, mỗi ngày có được cơm no là điều hạnh phúc lớn nhất... còn tương lai, số phận của những đứa trẻ nơi đây vẫn là một dấu hỏi lớn khi chúng phải đối mặt với đói nghèo, bệnh tật, mù chữ...
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm