Xót xa tự bạch của một phụ nữ vô sinh do mắc bệnh lậu

03/05/2017 - 20:00
Khi được chẩn đoán mắc bệnh lậu, do không có kiến thức về căn bệnh này, nên P. nghĩ đó là bệnh thông thường. Chỉ đến khi vô sinh, cô mới “ngã ngửa” về những biến chứng khủng khiếp của bệnh lậu.
Bạn bè, người thân của P. vô cùng bàng hoàng khi trước đợt nghỉ lễ 30/4-1/5, trên trang face book cá nhân của cô xuất hiện các status dài kỳ, được hệ thống thành “Hồ sơ bệnh lậu”.

P. dũng cảm thừa nhận: Mình từng mắc bệnh lậu. Nguyên nhân mắc bệnh và cả chặng đường dài vật lộn với vi trùng lậu trong cơ thể đã được cô kể lại một cách trung thực, khiến bạn bè, người thân vô cùng xót xa.
anh-theo-bai0.jpg
P. chia sẻ về bệnh mình mắc trên trang cá nhân
Rất nhiều người trong danh sách bạn bè của P. tưởng rằng đó là chuyện được share lại trên mạng xã hội hoặc chủ nhân xinh đẹp bị hack face book.

Nhưng những người thân, những người từng chứng kiến quãng thời gian P. bầm dập trong cuộc hôn nhân và những ai hiểu về người phụ nữ thẳng thắn này thì đều hiểu rằng P. đang nói rất thật.

Theo P., cô kết hôn cuối năm 2001, lúc đó 26 tuổi. “Với tuổi này, tôi thực sự là một cô gái ngây ngô bước chân vào hôn nhân với suy nghĩ: Bất kỳ ai lấy vợ lấy chồng sẽ sinh con đẻ cái, đều chí thú làm ăn, nuôi dạy con, vun vén gia đình... Rồi ngày tháng cứ thế yên bình trôi... đến lúc có thành tựu được gọi là Hạnh Phúc”, P. tâm sự.

Sau kết hôn, P. ở nhà một năm chỉ ăn và ngủ, nấu cơm và rửa bát. Cân nặng của P. chỉ 42kg. Đầu 2003, cô bắt đầu kinh doanh cùng chồng, công việc khá thuận lợi và bận rộn. Năm 2005, cô có thời gian khoảng 6 tháng đầu năm về quê của bố chồng, lo cơm nước dọn dẹp nhà cửa phục vụ những người chăm bố chồng (bị ung thư biểu bì da đầu), nằm liệt một chỗ. Sau khi bố chồng mất một thời gian thì P. biết chồng có bồ. Mối quan hệ của chồng P. với cô ấy phát sinh từ thời gian bố chồng P. ốm.
benh-phu-khoa11.jpg
Phụ nữ dễ mắc bệnh lậu
Nhớ lại lần phát hiện bệnh, P kể: Khoảng hè năm 2006, chồng tôi nói đi tiểu ra mủ, đau buốt. Một vài ngày sau, tôi cũng phát hiện ra dưới đáy quần lót của mình luôn bị ướt như đái dắt, không mùi hôi. Đem chuyện kể với em dâu của chồng, cô đưa đến phòng khám phụ khoa. Tả qua triệu chứng, bác sĩ chuyên khoa yêu cầu chồng tôi cũng phải tới khám. Kết quả xét nghiệm là bị bệnh lậu”.

“Nghĩ như bệnh thông thường, tôi cũng nói bác sĩ cứ cho thuốc để điều trị. Hỏi bác sĩ nguyên nhân do đâu, ông nói: “Đây là bệnh xã hội, đã gọi là bệnh xã hội thì phải từ bên ngoài chứ không phải trong nhà được!’. Bác sĩ nói vậy nhưng tôi vẫn chẳng hiểu ra làm sao, chỉ thấy chồng tôi trước đó về vừa đe nẹt vừa xuê xoa khi nói: “Cô có quen ai bậy bạ không? Lây bệnh cho tôi. Mà ông ấy (bác sĩ) bảo bệnh có thể do nước sinh hoạt!?’ Tôi chỉ biết vậy. Chẳng nói thêm gì.
Ngày hôm sau chồng tôi sốt cao. Hỏi bác sĩ thì ông ta đến tận nơi, tiêm cho mỗi người mũi tiêm duy nhất. Ông ấy nói chỉ cần 1 mũi tiêm, thuốc đặc trị nên sẽ khỏi ngay. 
Công việc, rồi trăm thứ bủa vây, ngày tháng trôi đi tôi chẳng mảy may nhớ gì tới khái niệm “bệnh lậu” nữa. Cũng chẳng có thời gian tám chuyện với ai, ngày đó cũng chẳng được sử dụng mạng internet phổ cập như bây giờ. Tóm lại, căn bệnh lậu lần đó với tôi chỉ như một trận ốm sốt thông thường…”.

Mọi chuyện tưởng đã qua sau lần P. điều trị căn bệnh xã hội. Tuy nhiên, sau đó là chặng thời gian dài vật lộn, vừa lo điều trị vô sinh, vừa lo kiếm sống và trốn chạy những cơn hành hạ đánh đập của người chồng vũ phu… Hết điều trị vô sinh, lại đến những vấn đề về gan, thận, béo phì, bế kinh… Công cuộc điều trị bệnh tật của P. kéo dài cho đến ngày nay.

Qua nhiều bác sĩ Tây và Đông y, dần dần P. được biết, các điểm thưa khi siêu âm trong tử cung của cô là di chứng của những vết sẹo do vi khuẩn lậu gây ra, kết hợp với nội tiết kém nên không sản sinh tế bào mới thay thế. Thành tử cung bị vôi hóa.

i nghe xong điện thoại chỉ biết vâng, nước mắt cứ thế chảy không ngừng… Trên xe, tôi đội mũ lưỡi trai kéo sụp trán, đeo khẩu trang, đeo kính. Ngồi khóc suốt chặng đường xe chạy. Nghĩ nhiều thứ, nghĩ vì sao mình đến cơ sự này, có phải kiếp trước mình gây nhiều tội quá không. Tôi sợ chết! Tôi bắt đầu nghĩ tới những việc mà tôi chưa làm được, tôi tiếc nuối. Có chút oán hận người lây nhiễm cho mình. Tôi thấy thương mình, thấy tuyệt vọng và thấy sợ khi nghĩ cái chết đang đến gần”…

Gặp thầy gặp thuốc, P. tích cực điều trị và một số biểu hiện bệnh đã tiến triển dần. Tuy nhiên, đến ngày nay, cô vẫn phải thừa nhận: Bệnh lậu vẫn chưa hết. Nó vẫn trú ngụ trong cơ thể tôi”… Đến nay, P. đã nhiều lần vật lộn để tìm cách sinh nở nhưng bất thành.
benh-phu-khoa3.jpg
Khi biết mình vô sinh do biết chứng của bệnh lậu, P. gần như sụp đổ. Ảnh minh họa 
P. tâm sự: Khi viết những dòng này, tôi đang trên con đường chữa trị và vẫn tiếp tục phát hiện những di chứng của vi khuẩn lậu đối với rất, rất nhiều các cơ quan nội tạng, với từng tế bào trên cơ thể mình. Đó là con đường chưa biết bao giờ mới dừng lại!”.

P. biết rằng cô không có nhiều kiến thức y học nên việc chia sẻ những thông tin về căn bệnh này của mình không hề dễ dàng. Cô cũng lường trước có thể có người nghĩ rằng cô “câu like” nhưng cô vẫn phải viết ra cho hơn 1.000 bạn bè của mình. Mục đích viết lại những quãng thời gian khủng khiếp đã qua, theo P là để một lần nữa cảnh tỉnh những người còn chủ quan trước căn bệnh này: “Tôi muốn viết, phải viết với mong muốn biết đâu lại thức tỉnh được ai đó, nhắc nhở được ai đó... do thiếu kiến thức hoặc đang phóng túng, đang thiếu kiểm soát về sinh hoạt tình dục của mình trước nguy cơ lây lan của các căn bệnh xã hội”.

Ngược lại với dự đoán của P., sau khi các status về bệnh lậu mà cô đã mắc được đăng trên mạng xã hội, những người bạn, người thân sau giây phút choáng váng đã chia sẻ sự cảm thương, xót xa trước tình cảnh của P. Mọi người đều động viên P tiếp tục vững vàng, kiên trì điều trị bệnh tật, mong cô sớm thoát khỏi những căn bệnh đeo đẳng bên mình.

Nhiều bạn bè của P. chân thành cảm ơn sự dũng cảm của cô. Bởi lẽ, những sẻ chia chân thành của P. có tác dụng cảnh tỉnh rất mạnh mẽ tới mọi người, về hậu quả lâu dài của một căn bệnh xã hội, để từ đó mỗi người có sự ý thức hơn trong hành vi, có trách nhiệm hơn với cuộc đời của bản thân và những người thân của mình.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm