Chuyên gia tư vấn cách xử trí u xơ tử cung

An Khê
20/06/2020 - 09:10
Chuyên gia tư vấn cách xử trí u xơ tử cung

Ảnh minh họa

GS.TS Trần Thị Phương Mai - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế, cho biết, xơ tử cung là khối u vùng chậu phổ biến nhất ở phụ nữ.

Đa số các trường hợp u xơ tử cung (UXTC) không có biểu hiện lâm sàng. Ước tính chỉ có khoảng 25% UXTC có biểu hiện lâm sàng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và khoảng 25% trong số đó có triệu chứng nặng cần điều trị.

Xử trí u xơ tử cung  - Ảnh 1.

GS.TS Trần Thị Phương Mai - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế

UXTC hay u xơ cơ tử cung là khối u lành tính do sự phát triển quá mức của các sợi cơ trơn và mô liên kết là khối u lành tính tần suất thường  tăng theo tuổi khoảng 20-30% tăng ở phụ nữ lớn hơn 30 tuổi và khoảng 70% gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi. 

UXTC thường không có triệu chứng nên chỉ phát hiện được qua khám hoặc siêu âm, một số trường hợp có thể gây cường kinh, rong kinh hoặc đau do chèn ép khi khối u to ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hoặc khả năng sinh sản sẽ có chỉ định điều trị.

Chẩn đoán u xơ tử cung

Theo GS.TS Phương Mai thông thường bác sỹ sẽ dựa vào việc hỏi tiền sử của bệnh nhân, khám lâm sàng và chẩn đoán qua siêu âm, nếu UXTC không có triệu chứng thì không cần can thiệp. Không nên điều trị dự phòng để tránh biến chứng trong tương lai.

Hướng xử trí

- Nếu bệnh nhân bị UXTC ở lứa tuổi sinh sản và tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh chỉ nên theo dõi 3 - 6 tháng 1 lần không cần điều trị.

-  UXTC ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản:

+ Theo dõi sự phát triển của kích thước khối u bằng cách siêu âm đo kích thước khối u mỗi 6 tháng đến 1 năm/lần.

+ Theo dõi sự xuất hiện các triệu chứng liên quan đến biến chứng của u xơ như rong kinh, cường kinh qua khai thác bệnh sử và thăm khám 6 tháng đến 1 năm/lần.

Xử trí u xơ tử cung  - Ảnh 2.

U xơ tử cung là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào cơ và mô xơ, từ đó tạo thành khối u trong tử cung

UXTC ở phụ nữ mãn kinh:

+ UXTC thường giảm kích thước đáng kể thậm chí biến mất ở phụ nữ mãn kinh. Vì vậy đối với chị em ở tuổi mãn kinh thì chúng ta cần theo dõi sát và lựa chọn phù hợp là biện pháp can thiệp khác bằng cách theo dõi sự phát triển về kích thước khối u, tính chất của khối u qua siêu âm mỗi 3 đến 6 tháng.

Nếu có biểu hiện rong kinh rong huyết kéo dài có chỉ định điều trị nội khoa bằng các thuốc có progesterone, vòng tránh thai Mirenna theo dõi các triệu chứng. Nếu điều trị nội khoa không có kết quả, các triệu chứng rong kinh, rong huyết vẫn kéo dài ảnh hưởng đến thể trạng của bệnh nhân mới cân nhắc đến can thiệp ngoại khoa.

Việc can thiệp ngoại khoa như dựa vào các yếu tố: về tuổi tác của bệnh nhân, kích thước khối u to hay nhỏ, tình trạng sinh sản. Đến lúc đó mới cân nhắc có nên mổ hay không nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống cho phụ nữ trong những năm tiếp theo. Đối với phụ nữ, tuổi thọ ngày càng tăng nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định can thiệp ngoại khoa để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho bản thân.

Khi nào thì nên mổ

Chỉ  định  mổ  khi các triệu chứng rong kinh, rong huyết kéo dài khối u chèn ép đã điều trị nội khoa không kết quả, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân thì có chỉ định mổ. Nhưng điều này phải cân nhắc kỹ trước khi chỉ định mổ cho đúng, tránh tình trạng lạm dụng kỹ thuật mổ nội soi để chỉ định sai ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ - GS.TS Trần Thị Phương Mai cho hay.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm