Y, bác sĩ BV Bạch Mai đang khổ vì chuyện ăn uống

Linh Trần
02/04/2020 - 07:45
Y, bác sĩ BV Bạch Mai đang khổ vì chuyện ăn uống
"Suất ăn của hãng hàng không là bữa ăn mang tính chất lót dạ, phục vụ cho chuyến bay 2 tiếng chứ không phải bữa ăn chính, thường xuyên trong 28 ngày", bác sĩ Dương Đức Hùng chia sẻ.

Theo bác sĩ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, hiện nay, tại BV Bạch Mai có khoảng 3.500 y bác sĩ và người bệnh đang bị phong tỏa. Trước đây Công ty Trường Sinh cung cấp suất ăn cho các y bác sĩ tại BV Bạch Mai. Tuy nhiên, hiện BV đang bị phong tỏa, công ty Trường cũng dừng hoạt động và nhiều cán bộ, nhân viên của Công ty này cũng nhiễm COVID-19 phải cách ly.

Do căng tin của BV đã đóng cửa, mọi đồ dùng sinh hoạt cá nhân, nước uống, thức ăn đều từ bên ngoài chuyển vào cung cấp cho y bác sĩ và người bệnh. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hùng, hiện nay các y bác sĩ của BV đang "khổ vì chuyện ăn uống".

Bác sĩ Hùng cho biết, sau khi nghe tin BV bị cách ly, rất nhiều đồng nghiệp, người người thân hoặc các nhà hảo tâm từ các nơi ủng hộ, đa phần là đồ ăn sẵn như mỳ tôm, bánh trái, cafe. Trong lúc BV gặp nạn và đây là tấm lòng của mọi người nên BV rất trân trọng.  

BV Bạch Mai trong vòng phong tỏa: Y bác sĩ khổ vì chuyện ăn uống - Ảnh 1.

Nhân viên y tế BV Bạch Mai nhận suất ăn

Tuy nhiên, 1-2 ngày đầu, các y bác sĩ còn ăn được, chứ sau mấy bữa, nhìn bát mỳ tôm, ai cũng ngán, vì không thể ăn nổi nữa. "Chúng tôi cho rằng, trong những vụ việc tương tự sau này cần một đầu mối để điều phối. Ví như như Liên đoàn Y tế đứng ra đánh giá xem nhu cầu của các nhân viên y tế thiếu những gì thì điều phối, như vậy sẽ tốt hơn. Bây giờ, chúng tôi có hàng trăm ngàn gói mỳ tôm, những ngày đầu còn ăn được, chứ giờ nhìn ai cũng sợ luôn", bác sĩ Hùng chia sẻ.

Bữa cơm của các y bác sĩ BV Bạch Mai

Bữa cơm của các y bác sĩ BV Bạch Mai

Cũng theo bác sĩ Hùng, đơn vị cung cấp suất ăn là Công ty Trường Sinh đã ngừng hoạt động. BV cũng đã đặt suất ăn bên Hãng Hàng không cung cấp. Tuy nhiên, suất ăn của họ là cho tây, ta, bà già, trẻ nhỏ hay người dân tộc ai cũng ăn được. Nhưng đó là bữa ăn mang tính chất lót dạ, phục vụ cho chuyến bay 2 tiếng chứ không phải bữa ăn chính sử dụng thường xuyên trong 28 ngày.

Trong thời gian phong tỏa, cũng có một số gia đình, bạn bè nấu cơm, mang ổ bánh mỳ chuyển vào cho y bác sĩ. Cũng có ý kiến bảo với BV về việc có  quy định không được tiếp tế tại các khu cách ly. Bác sĩ Hùng nói: "Mọi người vẫn bảo chúng tôi là "Chiến sĩ mặt trận tuyến đầu chống dịch. Vì thế, vợ tiếp cho chồng ổ bánh mỳ là tiếp cho chồng đi đánh giặc, chứ sao lại cấm. Nếu chúng tôi ăn uống không đủ chất, sẽ không có sức chiến đấu với dịch bệnh".

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm