16 ngày hành động chống bạo lực giới ở 164 quốc gia

27/11/2017 - 09:40
Hàng triệu người trên thế giới đã tổ chức các buổi tuần hành nhằm hưởng ứng Chiến dịch "16 ngày hành động chống bạo lực giới" toàn cầu bắt đầu từ ngày 25/11 đến 10/12 hàng năm thu hút sự tham gia của hơn 3.700 tổ chức từ 164 quốc gia trên thế giới.
Hàng nghìn người Tây Ban Nha đã xuống đường tuần hành tại thủ đô Madrid nhằm phản đối bạo hành phụ nữ. Những người tuần hành hô vang khẩu hiệu lên án nạn xâm hại và bạo hành đối với phụ nữ. Cuộc tuần hành này diễn ra trùng thời điểm tòa án Tây Ban Nha xét xử 5 đối tượng tuổi từ 27 đến 29 liên quan đến vụ xâm hại tập thể đối với một phụ nữ hồi tháng 7/2016 gây chấn động toàn đất nước Tây Ban Nha. Theo giới chức Tây Ban Nha, nạn bạo hành phụ nữ tại nước này đang ngày càng gia tăng. Từ đầu năm tới nay, đã có ít nhất 45 phụ nữ bị bạn đời hoặc người yêu cũ sát hại.
Hàng nghìn người Tây Ban Nha đã xuống đường tuần hành tại thủ đô Madrid nhằm phản đối bạo hành phụ nữ. Những người tuần hành hô vang khẩu hiệu lên án nạn xâm hại và bạo hành đối với phụ nữ. Cuộc tuần hành này diễn ra trùng thời điểm tòa án Tây Ban Nha xét xử 5 đối tượng tuổi từ 27 đến 29 liên quan đến vụ xâm hại tập thể đối với một phụ nữ hồi tháng 7/2016 gây chấn động toàn đất nước Tây Ban Nha. Theo giới chức Tây Ban Nha, nạn bạo hành phụ nữ tại nước này đang ngày càng gia tăng. Từ đầu năm tới nay, đã có ít nhất 45 phụ nữ bị bạn đời hoặc người yêu cũ sát hại.
Ở Pháp cũng diễn ra tuần hành rầm rộ khi năm 2016 đã có 123 phụ nữ ở nước này bị chính chồng hoặc bạn tình sát hại và gần 225.000 phụ nữ khác bị hành hạ thân thể hoặc lạm dụng tình dục. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết năm 2018, Chính phủ Pháp sẽ chi 420 triệu euro để thực hiện chương trình bảo vệ quyền bình đẳng giới. Pháp sẽ thành lập một đường dây nóng miễn phí để hỗ trợ về mặt pháp lý và tâm lý cần thiết cho những phụ nữ bị bạo hành và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực qua mạng Internet.
Ở Pháp cũng diễn ra tuần hành rầm rộ khi năm 2016 đã có 123 phụ nữ ở nước này bị chính chồng hoặc bạn tình sát hại và gần 225.000 phụ nữ khác bị hành hạ thân thể hoặc lạm dụng tình dục. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết năm 2018, Chính phủ Pháp sẽ chi 420 triệu euro để thực hiện chương trình bảo vệ quyền bình đẳng giới. Pháp sẽ thành lập một đường dây nóng miễn phí để hỗ trợ về mặt pháp lý và tâm lý cần thiết cho những phụ nữ bị bạo hành và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực qua mạng Internet.
Tuần hành chống bạo lực đối với phụ nữ ở Rome, Italia nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế xóa bỏ bạo hành phụ nữ 25/11.
Tuần hành chống bạo lực đối với phụ nữ ở Rome, Italia nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế xóa bỏ bạo hành phụ nữ 25/11.
Ở Mexico, hàng nghìn người giương cao biểu ngữ chống bạo lực với phụ nữ. Khu vực Mỹ Latinh và Caribe là vùng bạo lực nhất trên thế giới đối với phụ nữ, trong đó Trung Mỹ và Mexico là nơi đặc biệt nguy hiểm. Tình trạng giết hại phụ nữ diễn ra nghiêm trọng nhất tại Mexico và Tam giác phía Bắc của Trung Mỹ (gồm Honduras, El Salvador, Guatemala), trong đó nhiều trường hợp liên quan đến các tổ chức tội phạm.
Ở Mexico, hàng nghìn người giương cao biểu ngữ chống bạo lực với phụ nữ. Khu vực Mỹ Latinh và Caribe là vùng bạo lực nhất trên thế giới đối với phụ nữ, trong đó Trung Mỹ và Mexico là nơi đặc biệt nguy hiểm. Tình trạng giết hại phụ nữ diễn ra nghiêm trọng nhất tại Mexico và Tam giác phía Bắc của Trung Mỹ (gồm Honduras, El Salvador, Guatemala), trong đó nhiều trường hợp liên quan đến các tổ chức tội phạm.
Hàng nghìn phụ nữ đã tham gia tuần hành trên khắp các tuyến phố ở thủ đô Lima của Peru để phản đối tình trạng bạo lực nhằm vào phụ nữ, một vấn nạn nhức nhối tại nhiều quốc gia Mỹ Latinh hiện nay.
Hàng nghìn phụ nữ đã tham gia tuần hành trên khắp các tuyến phố ở thủ đô Lima của Peru để phản đối tình trạng bạo lực nhằm vào phụ nữ, một vấn nạn nhức nhối tại nhiều quốc gia Mỹ Latinh hiện nay.
Hòa chung dòng người tuần hành có 5 nữ chính trị gia là thành viên trong nội các của Tổng thống Peru Pedro Kuczynski. Peru là quốc gia ghi nhận số vụ cưỡng bức, xâm hại phụ nữ cao thứ 2 trong khu vực Mỹ Latinh. Kể từ đầu năm đến nay, đã có tới hơn 130 phụ nữ bị sát hại.
Hòa chung dòng người tuần hành có 5 nữ chính trị gia là thành viên trong nội các của Tổng thống Peru Pedro Kuczynski. Peru là quốc gia ghi nhận số vụ cưỡng bức, xâm hại phụ nữ cao thứ 2 trong khu vực Mỹ Latinh. Kể từ đầu năm đến nay, đã có tới hơn 130 phụ nữ bị sát hại.
Tại Paraguay, nữ tu sĩ dẫn đầu những người mẹ mang thai tuần hành chống bạo lực giới.
Tại Paraguay, nữ tu sĩ dẫn đầu những người mẹ mang thai tuần hành chống bạo lực giới.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo hành phụ nữ, 2.000 người cũng đã tuần hành tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, giương cao biểu ngữ phản đối bạo lực gia đình và sát hại phụ nữ. Hơn 80% phụ nữ tại nước này phải chịu tổn thương về thể chất hoặc tâm lý do bị bạo hành bởi người thân trong gia đình và cứ 1 trong 15 trẻ em gái từng bị quấy rối tình dục ít nhất một lần trong đời. Trong năm 2016, đã có 260 phụ nữ bị bạn trai, chồng hoặc người thân sát hại tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo hành phụ nữ, 2.000 người cũng đã tuần hành tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, giương cao biểu ngữ phản đối bạo lực gia đình và sát hại phụ nữ. Hơn 80% phụ nữ tại nước này phải chịu tổn thương về thể chất hoặc tâm lý do bị bạo hành bởi người thân trong gia đình và cứ 1 trong 15 trẻ em gái từng bị quấy rối tình dục ít nhất một lần trong đời. Trong năm 2016, đã có 260 phụ nữ bị bạn trai, chồng hoặc người thân sát hại tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính phủ Nam Phi đã phát động chiến dịch mang tên
Chính phủ Nam Phi đã phát động chiến dịch mang tên "16 ngày hành động chống bạo hành giới" giữa bối cảnh vấn nạn bạo hành phụ nữ và trẻ em đang ngày càng gia tăng.
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm