20 môn học trong dự thảo chương trình phổ thông mới có gì khác biệt?

19/01/2018 - 18:26
Bộ GD&ĐT, chiều 19/1 chính thức công bố dự thảo chương trình môn học và các hoạt động giáo dục thuộc chương trình phổ thông mới và dành 2 tháng lấy ý kiến rộng rãi dư luận trước khi triển khai các công việc quan trọng tiếp theo.

20 chương trình, môn học thuộc 3 cấp học

Theo dự thảo chương trình phổ thông mới, cả ba cấp học sẽ có 20 chương trình học bắt buộc và tự chọn. Đặc biệt, cấp THCS sẽ có hai môn học mới mang tính tích hợp là Lịch sử - Địa lý và khoa học tự nhiên.

Các môn bắt buộc xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 bao gồm Tiếng việt/Ngữ văn, Toán, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất và hoạt động trải nghiệm/hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Riêng môn Ngoại ngữ, học sinh lớp 1 và lớp 2 sẽ tiếp cận theo hướng làm quen, từ lớp 3 trở đi mới trở thành môn học mang tính bắt buộc.

Kết cấu 20 môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới
 

GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, ngay sau khi công bố, bộ GD&ĐT sẽ lấy ý kiến rộng rãi dư luận trong vòng hai tháng. Sau đó, ban soạn thảo sẽ tổng kết ý kiến xem cần thay đổi gì, những nội dung nào tiếp thu hoặc không tiếp thu để giải trình với lãnh đạo bộ GD&ĐT.

“Chúng tôi sẽ đưa chương trình môn học ra thẩm định trước khi ban hành chương trình tỏng thể chính thức. Trong quá trình đó sẽ tiến hành song song việc tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý, người biên soạn, thẩm địn sách giáo khoa” – GS Nguyễn Minh Thuyết nói.

Hoạt động trải nghiệm: là chương trình bắt buộc xuyên suốt

Một trong những băn khoăn của dư luận, đặc biệt là phụ huynh chính là chương trình mới với tên gọi hoạt động trại nghiệm. Nhiều bố mẹ lo lắng về tổ chức hoạt động theo hình thức ngoại khóa, nằm ngoài chương trình, từ đó phát sinh thêm kinh phí.

Về điều này, GS.TS Đinh Thị Kim Thoa – Chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm - khẳng định, đây là hoạt động bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 12, là chương trình chính thức trong nhà trường, hoàn toàn không nằm ngoài kinh phí.

“Việc tổ chức chương trình gồm rất nhiều hình thức, tổ chức trong hoặc ngoài lớp học, học sinh được trải nghiệm để hình thành năng lực, phẩm chất của riêng mình. Với các hoạt động mang tính xã hội, nếu tổ chức có quy mô, có sự chuẩn bị thì thậm chí học sinh có thể tự tạo ra kinh phí” – GS Kim Thoa nhấn mạnh.

Tuy nhiên, vì là một chương trìn học hoàn toàn mới, chưa mang đến sự hình dung ban đầu là điều rất dễ hiểu. Theo GS Thoa, điều quan trọng là cần làm tốt việc xã hội hóa, làm sao để thu hút được các lực lượng xã hội, đoàn thể, địa phương để chung tay với nhà trường.

Đặc biệt, sứ mệnh của môn học mới này được thể hiện khá rõ ở cấp THPT với vai trò định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Theo GS Kim Thoa, chương trình sẽ có mảng nội dung riêng biệt dành cho giáo dục hướng nghiệp với nhiều nội dung khác nhau như : Giới thiệu nghề nghiệp, các yêu cầu cần chuẩn bị để tiếp cận nghề, làm thế nào để học sinh có thể khám phá bản thân với những năng lực tổ chức để đáp ứng nghề cần có trong tương lai...

Có gì khác biệt?

Môn học Lịch sử và Địa lý là một môn học hoàn toàn mới đối với học sinh THPT so với chương trình hiện hành. Đây sẽ là môn học tích hợp, tạo tiền đề phân hóa cho hai môn học độc lập ở cấp THPT. Trước lo ngại về yếu tố dạy tích hợp, GS.TS Bùi Tùng – Chủ biên môn Lịch sử và Địa lý - cho hay, các phương thức tích hợp sẽ tùy theo yêu cầu của nội dung chuyên môn và tâm lý lứa tuổi.

“Một trong các phương thức tích hợp quan trọng của môn học này là tích hợp liên môn, nói cách khác là những khối kiến thức gần nhau sẽ được đặt cạnh nhau để soi sáng cho nhaunhau. Hoặc giáo viên có thể tích hợp theo chủ đề lớn như chủ đề về đô thị, biển đảo… Điều quan trọng là học sinh vận dụng kiến thức ấy đi vào lĩnh vực nghề nghiệp sau này của mình thế nào, đó là kỳ vọng của chúng tôi” – GS Bùi Tùng cho biết.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm