pnvnonline@phunuvietnam.vn
3.000 điểm bán khẩu trang và nước rửa tay phục vụ phòng chống dịch Covid-19
Có khoảng 3.000 điểm bán khẩu trang và nước rửa tay phục vụ phòng chống dịch Covid-19
Trước tình hình dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều biện pháp để ổn định thị trường, hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm phòng chống dịch bệnh.
Đối với mặt hàng khẩu trang vải, nước rửa tay phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, theo báo cáo nhanh của các hệ thống phân phối lớn, hiện nay các hệ thống phân phối lớn hiện có khoảng 3.000 điểm bán khẩu trang và nước rửa tay. Về lượng hàng dự trữ đối với mặt hàng khẩu trang và nước rửa tay tại một số hệ thống phân phối lớn như:
- Big C dự trữ 300% khẩu trang và nước rửa tay so với tháng trước.
- Công ty Vincommerce (Vinmart, Vimart+): Dự trữ còn gấp 3 lần so với bình thường.
- Công ty BRG Retail, còn dự trữ 30.000 khẩu trang vải.
- Liên minh Hợp tác xã Sài Gòn Coop dự trữ 30.000.000 khẩu trang vải. Lượng nước rửa tay đủ bán trong 01 năm trên toàn hệ thống.
Theo báo cáo nhanh từ các hệ thống phân phối, lượng khách đến mua khẩu trang vải cũng không nhiều. Khẩu trang vải tại các hệ thống phân phối hàng hóa có số lượng lớn, sẵn sàng phục vụ người dân phòng, chống dịch sau 45 ngày.
Triển khai Bản đồ chung sống an toàn Covid-19
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tại Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG ban hành “Hướng dẫn phòng, chống đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng", Bộ Công Thương đã ban hành Công văn về việc trển khai Bản đồ chung sống an toàn Covid-19.
Kết quả, tới ngày 28/01/2021 đã có 43 tỉnh có báo cáo cung cấp thông tin về trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng. Đó là các tỉnh: Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Nam, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Tây Ninh, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Nội, Thanh Hóa, Cao Bằng, Đồng Nai, Lai Châu, Bắc Giang, Nam Định, Sơn La, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Hải Dương, Quảng Bình, Nghệ An, Hậu Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Tiền Giang, Thái Bình, Cà Mau, An Giang, Hà Giang, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Điện Biên, Hưng Yên.
Trong đó:
- Có 12 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bắc Kạn, Đồng Nai, Quảng Bình, Hải Dương, Tiền Giang, Cà Mau, An Giang, Phú Thọ) là các tỉnh đã cập nhật thông tin tương đối đầy đủ theo yêu cầu của Bộ Y tế.
- 31/43 tỉnh còn lại vẫn còn thiếu nhiều thông tin liên hệ ( cụ thể như: điện thoại, email, tên đầu mối liên hệ).
- 20/41 tỉnh thiếu dữ liệu về Nhà hàng. Đó là các tỉnh: Ninh Bình, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Nam, Gia Lai, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Tây Ninh, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Hà Nội, Thanh Hóa, Sơn La, Hải Dương, Hậu Giang, Lạng Sơn, Tiền Giang, Hưng Yên.
- 20/63 tỉnh chưa gửi báo cáo: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu.
Tuy nhiên do tình hình thực tế tại các địa phương (nhất là tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa) vẫn tồn tại chợ phiên, chợ tự phát, khó xác định được địa chỉ, cơ sở hạ tầng chưa có cũng như không có người quản lý. Vì thế tại những khu chợ đó chỉ có địa chỉ đến xã/phường và để thông tin liên hệ là thông tin của chuyên viên theo dõi chợ tại Phòng Kinh tế/Kinh tế hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang triển khai nhiều biện pháp để bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 trong bối cảnh dịch Covid-19.