4 lợi ích với phụ nữ khi “thả rông” vòng 1

Hiền Lương
24/01/2022 - 17:39
4 lợi ích với phụ nữ khi “thả rông” vòng 1

Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, phụ nữ nào mặc áo nịt ngực ít hơn 12h/ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn nhiều so với những người mặc 24h/ngày. Bên cạnh đó, việc “thả rông ngực” thường xuyên sẽ giúp cơ thể phụ nữ tuần hoàn máu, cải thiện hình dáng và kích thước vòng 1...
 Tuần hoàn máu

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy có đến 80% phụ nữ trên thế giới mặc áo ngực không phù hợp. Bạn cảm thấy khó chịu khi mặc quần áo quá chật thì điều đó cũng tương tự khi bạn mặc áo ngực, đặc biệt là các loại áo nâng ngực có gọng.

Đa số áo ngực được thiết kế có gọng và quai ngang (bằng nhựa hoặc kim loại) khá chặt, bám sát vào cơ thể với tác dụng nâng đỡ bầu ngực. Tuy nhiên, việc mặc các loại áo ngực có gọng này sẽ khiến các mô vú sẽ bị chèn ép, thắt chặt dẫn đến nén các mạch máu, khiến tuần hoàn máu bị cản trở, gây đau mỏi cổ, vai gáy và lưng...

Khi "thả rông vòng 1", tuần hoàn máu cơ thể sẽ tốt hơn giúp cải thiện lượng máu tổng thể, đồng thời giúp giữ cho làn da của chị em trở nên mịn màng và vòng 1 xinh đẹp. Nếu được, bạn hãy để ngực tự do nhiều nhất có thể, ví dụ như khi về nhà, khi đi ngủ...

Tăng kích thước vòng 1

Mặc một chiếc áo nịt ngực sẽ không giúp chị em ngăn chặn ngực chảy sệ, mà ngược lại, nếu như chị em chọn sai kích cỡ, kiểu dáng không phù hợp với khuôn ngực mình có thể làm tăng thêm sự chảy sệ. Bởi vì, trên hai bầu ngực có dây chằng và việc mặc áo nịt ngực thường xuyên sẽ khiến cho dây chằng ở bộ phận này không được kích thích liên tục, dẫn đến bị teo mòn và không thể có sự đàn hồi tự nhiên.

4 lợi ích với phụ nữ khi “thả rông” vòng 1 - Ảnh 1.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy có đến 80% phụ nữ trên thế giới mặc áo ngực không phù hợp. Ảnh minh họa

Khi không mặc áo ngực, các cơ ngực sẽ phải chiến đấu chống lực hấp dẫn nên sẽ trở nên mạnh mẽ và từ đó tăng kích thước dễ dàng hơn. Một nghiên cứu của nhà khoa học Jean-Denis Rouillon kéo dài trong suốt 15 năm cho thấy những người mặc áo ngực thường xuyên có bộ ngực "xuống cấp" nhanh hơn những người ít mặc. Cụ thể là vòng 1 của những phụ nữ ít mặc áo ngực hoặc chỉ mặc trong thời gian ngắn mỗi ngày có vòng một săn chắc, ít chảy xệ hơn và có thể lớn hơn 7 mm so với những người thường xuyên mặc áo ngực. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu của Nhật Bản.

Cải thiện chức năng hô hấp, tim mạch

Việc mặc áo ngực liên tục hoặc áo ngực quá nhỏ, quá chật cũng khiến các mạch máu, nhất là bạch huyết bị tắc nghẽn lưu thông, tim, phổi và động mạch lớn bị bí, làm cho ảnh hưởng đến chức năng bình thường của các cơ quan nội tạng.

Dây của áo ngực sẽ làm hạn chế lưu thông máu, do đó nó làm cho đau ở dưới vú vị bị tụ máu. Cuối cùng, áo ngực quá chật có thể làm cho đảo ngược núm vú (núm vú lún vào trong) và chứng loạn sản vú.

Mặc áo ngực thường xuyên cũng có thể dẫn đến sự đổi màu da hoặc da không đều màu hoặc làm xuất hiện các đốm màu tối trên da. Việc "thả rông vòng 1" sẽ giúp cải thiện làn da và cơ bắp của bạn vì lưu lượng máu được tăng lên, cơ bắp săn chắc và mồ hôi, bụi bẩn không còn bị giữ lại dưới lớp áo ngực.

Ngăn ung thư vú

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, phụ nữ nào mặc áo nịt ngực ít hơn 12 giờ một ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn nhiều so với những người mặc 24 giờ một ngày. Những phụ nữ không mặc áo ngực thường xuyên chỉ có 1% nguy cơ ung thư vú. Người mặc áo ngực khoảng 12 giờ trong ngày và mặc kể cả ngủ vào ban đêm có 3% nguy cơ phát triển ung thư vú. Trong đó, đó 4-5% nguy cơ ung thư vú với chị em mặc áo con suốt 24 giờ mỗi ngày.

Nguyên do là nếu giảm bớt thời gian mặc áo ngực, mô ngực của phụ nữ sẽ được thông thoáng hơn, giảm nồng độ hormone prolactin giúp tránh khỏi tình trạng xơ cứng, u xơ và nguy cơ ung thư vú. Mặc áo nịt ngực ép liên tục sẽ khiến hai bầu ngực của phụ nữ bị chèn áp, làm cho sự lưu thông máu ở bộ phận này yếu đi và các độc tố ở hai bầu ngực bị ứ đọng thay vì chúng sẽ bị đào thải ra ngoài khi sự lưu thông máu được diễn ra.

Nguồn: Brightside, Boldsky
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm