4 sự thật xót xa khi làm mẹ ở lục địa đen

03/07/2017 - 20:40
Có thể chúng ta không tin những chuyện này còn xảy ra trong thế kỷ XXI, song thực tế. Cho đến khi cái bụng chưa phình to đập vào mắt, nhiều phụ nữ châu Phi hoàn toàn không biết gì về cái thai của mình. Thậm chí có biết, họ cũng giấu kín, nhất là chồng.
Không chế độ ưu đãi

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là bởi thai nghén gắn chặt với tình dục mà tình dục trong xã hội châu Phi vẫn là đề tài cấm kỵ. Không hiếm phụ nữ nông thôn ở đây không biết thai kỳ kéo dài 9 tháng, thậm chí không biết, mỗi tháng (trừ tháng 2) có 30-31 ngày. Ngoài ra, vì không có lịch, họ không thể thông báo chính xác cho bác sĩ, thời điểm có kinh lần cuối.
1452754365-1.jpg
Jennifer Nkhoma, 21 tuổi, đón con trai đầu lòng cách đây 1 năm. Bà mẹ trẻ vô cùng hạnh phúc khi con trai chào đời an toàn sau lần mang thai đầu con bị chết lưu        
ẢNH: DAILYMAIL

Thế nên có sản phụ quả quyết với bác sĩ sản khoa rằng, họ đang mang thai tháng thứ 12 hoặc 15, hoặc mới có bầu 3 tháng, cho dù sự thật ở tháng thứ 7. Đối với họ, có bầu là hiện tượng hoàn toàn bình thường và tự nhiên, mang thai sẽ đẻ con và sẽ có nhiều con. Càng đông con, vị thế xã hội của người phụ nữ và vợ chồng càng cao. Suốt thời gian mang thai, phụ nữ nông thôn ở các nước châu Phi vẫn lao động nặng nhọc.

Họ làm việc như bình thường, không có chế độ ưu đãi và không bao giờ ca thán mệt mỏi, thèm ngủ hoặc khổ sở vì ốm nghén. Họ chỉ tìm gặp bác sĩ hoặc bà đỡ trong trường hợp thực sự ốm nặng (bị sốt rét hoặc mắc bệnh AIDS).

Cấm khóc khi mất con

Vì chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế thấp và lao động nặng nhọc, phụ nữ mang thai ở châu Phi dễ bị sảy thai hoặc chết lưu. Tại Tanzania, trung bình 1 phụ nữ sinh 5 con. Tỷ lệ tử vong của trẻ cao, gần như mỗi bà mẹ đều mất tối thiểu 1 con. Tuy nhiên, phụ nữ địa phương nhìn nhận thực tế đó một cách bình thản, rất hiếm trường hợp người mẹ khóc khi mất con.
bolac.jpg
Phụ nữ châu Phi     (Ảnh minh họa)

Theo quan niệm của họ, hoàn toàn tự nhiên khi đứa trẻ này sinh ra khỏe mạnh, đứa khác yếu ớt, ốm đau và những trẻ khác không thể sống sót. Người phụ nữ chấp nhận điều đó đơn giản, chờ thời gian ngắn, họ sẽ có thai và sinh con tiếp theo. 

Với các thành viên thuộc một bộ lạc ở Tanzania, ngay cả khi người mẹ đau khổ sau cái chết của con, người mẹ đó cũng không được phép khóc! Bởi họ tin rằng, nếu người mẹ khóc vì mất con sau khi sinh sẽ phát điên.

Do chồng quyết định

Chính chồng, hoặc anh/em ruột của chồng, hoặc anh/em rể là đối tượng đưa người phụ nữ mang thai đến bệnh viện thực hiện thăm khám thai định kỳ, là nhân vật sẽ giao tiếp với bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ sản khoa.

Thậm chí, khi xuất hiện câu hỏi về trạng thái sức khỏe của thai phụ, có cảm thấy đau đớn hoặc thời gian tắt kinh, anh chồng cũng là người trả lời! Người chồng cũng là nhân vật duy nhất có đồng ý để vợ được sự hỗ trợ về y tế hay không.
phnu.jpg


Đã xảy ra trường hợp, sản phụ được anh rể đưa đến cấp cứu trong tình trạng rất nguy cấp (đang bị sốt rét cấp tính và đa thai), song các bác sĩ không thể quyết định cho nhập viện vì thiếu ý kiến của người chồng và dứt khoát phải chờ đợi! Người chồng cũng quyết định, liệu vợ anh ta có được phép sinh con bằng phương pháp mổ đẻ? Rất khó nhận được sự đồng thuận này của người chồng trong một số bộ lạc ở Zambia.

Vì các thành viên bộ lạc vẫn ngự trị lòng tin, nếu người phụ nữ bị sự cố trong lúc sinh nở như phải can thiệp bằng phẫu thuật có nghĩa người chồng đã... ngoại tình!? Phụ nữ Tanzania hoặc Zambia cho rằng, sinh con phải nhờ bà đỡ hoặc đến bệnh viện và trở về nhà sau sinh vài tiếng đồng hồ.

Sản phụ đi đẻ có sự tháp tùng của mẹ đẻ, chị em gái hoặc mẹ chồng. Người thân sẽ chuẩn bị bữa ăn và chăm sóc vệ sinh cá nhân cho sản phụ. Không bao giờ sản phụ cùng chồng đi đẻ vì sinh đẻ là việc của đàn bà.
ph-nu.jpg

Gia đình đa thê

Phụ nữ tại nhiều nước châu Phi học kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng con cái từ những người phụ nữ gần gũi như mẹ, các dì, các bà, các chị. Họ học chăm trẻ từ tuổi ấu thơ vì cả đại gia đình cùng góp sức, thay vì chỉ mẹ chăm sóc trẻ. Có một thực tế: Phụ nữ thuộc các cộng đồng theo chế độ đa thê có sự chăm sóc sau sinh tốt hơn, như cư dân bộ lạc Masai, phụ nữ có 6 tháng chỉ chăm sóc con sau sinh.

Tất cả công việc nặng nhọc và vất vả khác đã có những bà vợ còn lại của ông chồng thực hiện. Trong khi phụ nữ bộ lạc Sukuma, hôn nhân theo chế độ 1 vợ - 1 chồng, ngay sau khi sinh, chị em đã phải quán xuyến việc nhà và chăm sóc đàn con đông đúc, không có thời gian nghỉ ngơi.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm