pnvnonline@phunuvietnam.vn
5 điều cha mẹ cần lưu tâm khi dạy con tư duy phản biện
Việc rèn luyện tư duy phản biện sẽ giúp trẻ nâng cao các kỹ năng nhìn nhận, đánh giá để đi đến hoàn thiện một vấn đề chặt chẽ hơn. Từ đó giúp cho trẻ chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc tiếp cận kiến thức cũng như áp dụng kiến thức vào thực tế.
Dưới đây là 5 bước giúp cha mẹ dạy trẻ tư duy phản biện trong cuộc sống hàng ngày và giúp trẻ trở thành những nhà tư duy sáng tạo ngay tại nhà.
Bắt đầu sớm và giải thích mọi thứ
Ảnh minh họa
Trẻ nhỏ thường đặt rất nhiều câu hỏi "tại sao", đôi khi khiến cha mẹ lo lắng và bối rối vì không biết phải trả lời thế nào.
Nhưng thực tế, câu hỏi "tại sao" là bước đầu tiên quan trọng trong tư duy phản biện. Khi trẻ được dạy cách đặt các loại câu hỏi khác nhau và hình thành các phán đoán bằng cách sử dụng bằng chứng khách quan và phân tích logic, trẻ sẽ trở nên tự tin hơn vào khả năng đặt câu hỏi về các giả định và suy luận bằng logic hơn là cảm tính.
Không cần sự vâng lời mù quáng
Đòi hỏi vâng lời một cách mù quáng sẽ kìm hãm sự phát triển của tư duy phản biện. Mặc dù cha mẹ thường yêu cầu trẻ vâng lời vì lợi ích của con, nhưng cần giải thích lý do tại sao muốn trẻ làm theo yêu cầu của người lớn. Đây là cách giúp trẻ biết tại sao chúng cần phải suy nghĩ độc lập và đưa ra những phán đoán đúng đắn.
Có một lợi thế khác khi chúng ta sử dụng phong cách này nuôi dạy con. Khi chúng ta sử dụng lý luận và tư duy logic để giải thích những gì chúng ta yêu cầu con làm, chúng ta đang quy nạp kiến thức có kỷ luật. Nghiên cứu cho thấy kỷ luật quy nạp là hình thức kỷ luật tốt nhất so với việc khẳng định quyền lực và trừng phạt. Trẻ em có ít vấn đề về hành vi hơn, điều chỉnh cảm xúc tốt hơn, kết quả học tập cao hơn và kỹ năng tư duy phản biện tốt hơn.
Tập thói quen đặt câu hỏi
Phân tích phản biện là việc sử dụng tư duy khách quan nhìn nhận để phân tích một ý tưởng, thay vì dựa vào phản ứng cảm tính hoặc những hiểu biết chủ quan. Tư duy trưởng thành là sự sẵn sàng để quan điểm của bạn bị thách thức bởi thông tin mới và các quan điểm khác nhau
Hãy để trẻ đặt câu hỏi và thảo luận về những gì người lớn nói. Làm như vậy sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng tò mò và phân tích.
Dạy trẻ cách mở rộng vấn đề
Giữ đầu óc cởi mở và tư duy linh hoạt khi tiếp cận vấn đề mới là yếu tố quan trọng đối với tư duy phản biện. Cha mẹ có thể dạy trẻ suy nghĩ cởi mở bằng cách đưa ra các quan điểm khác nhau, cách giải thích thay thế hoặc các giải pháp khác nhau cho vấn đề.
Đôi khi mọi thứ có câu trả lời rõ ràng, có thể lặp lại, như toán học và khoa học. Nhưng thông thường, sẽ có những câu trả lời khác nhau tùy theo quan điểm của mỗi người. Trẻ em được khuyến khích giải quyết vấn đề theo những cách mới, khác nhau bằng cách kết nối các ý tưởng từ các lĩnh vực khác và củng cố kỹ năng tư duy phân tích của chúng.
Cần có lý lẽ thực tế
Một trong những trở ngại lớn nhất đối với suy luận logic là sự nhầm lẫn giữa mối tương quan và quan hệ nhân quả.
Khi hai điều có xu hướng xảy ra cùng nhau, chúng có liên quan với nhau, nhưng điều đó không nhất thiết là cái này gây ra cái kia.
Ví dụ, mỗi khi trẻ mặc áo xanh đến trường, giáo viên gọi trẻ trả lời câu hỏi. Câu hỏi đặt ra mặc áo sơ mi xanh có khiến một giáo viên làm điều tương tự không? Có lẽ giáo viên thích gọi những đứa trẻ mặc đồ màu xanh? Có thể đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì vậy, chúng ta không thể kết luận rằng mặc áo xanh là nguyên nhân khiến giáo viên gọi trẻ trả lời mà không có bằng chứng thực tế.