5 giải pháp để công tác giảm nghèo thông tin hiệu quả hơn

An Huy (thực hiện) - Ảnh: NVCC
23/04/2025 - 18:20
5 giải pháp để công tác giảm nghèo thông tin hiệu quả hơn

Dự án 6 đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho người dân huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền về giảm nghèo bền vững, đặc biệt là giảm nghèo về thông tin- bà Hoàng Thị Thanh Tâm, Trưởng phòng Văn hóa, Khoa học Thông tin huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái khẳng định trong cuộc trao đổi với PV Báo PNVN.
5 giải pháp để công tác giảm nghèo thông tin hiệu quả hơn- Ảnh 1.

Bà Hoàng Thị Thanh Tâm (hàng đầu, thứ 5 từ phải sang), Trưởng phòng Văn hóa, Khoa học Thông tin huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, trong một hoạt động của Dự án 6

- Xin bà cho biết những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Dự án 6- Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Văn Chấn?

Dự án 6 đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho người dân huyện Văn Chấn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Thông qua các hoạt động truyền thông đa dạng, dự án đã giúp người dân nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, các mô hình sản xuất hiệu quả, cách thức tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Kết quả trên từng bước giúp thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm nghèo đa chiều và bền vững trên địa bàn huyện. Ví dụ, nhiều người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận vốn vay ưu đãi, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó cải thiện đời sống kinh tế.

- Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng, huyện Văn Chấn đã có những giải pháp gì để họ tiếp cận được thông tin giảm nghèo?

Huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để đảm bảo đồng bào dân tộc thiểu số có thể tiếp cận thông tin giảm nghèo một cách hiệu quả như: Tăng cường truyền thông bằng tiếng dân tộc, sử dụng các hình thức trực quan, dễ hiểu như tranh ảnh, video, sân khấu hóa; Đưa thông tin đến tận thôn, bản, thông qua đội ngũ cán bộ cơ sở, già làng, trưởng bản, người có uy tín; Ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội để mở rộng phạm vi và tăng tính tương tác trong truyền thông; Chú trọng nâng cao năng lực cho phụ nữ dân tộc thiểu số để họ trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong cộng đồng.

- Với đặc thù là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, xin bà cho biết quá trình thực hiện dự án trên địa bàn có những thuận lợi, khó khăn gì?

Thuận lợi là quá trình thực hiện dự án luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân. Đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông nhiệt tình, trách nhiệm, có kinh nghiệm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những khó khăn như: Địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa, gây trở ngại cho việc truyền thông trực tiếp.

Bên cạnh đó, trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, khả năng tiếp thu thông tin còn hạn chế; Phong tục, tập quán lạc hậu ở một số nơi gây cản trở cho việc thay đổi nhận thức và hành vi; Nguồn lực đầu tư cho công tác truyền thông ở địa phương còn hạn chế so với nhu cầu thực tế.

- Là đầu mối được giao nhiệm vụ trực tiếp triển khai dự án này tại huyện Văn Chấn, bà có đề xuất gì để công tác giảm nghèo thông tin ngày càng hiệu quả hơn trong thời gian tới, thưa bà?

Để công tác giảm nghèo thông tin ngày càng hiệu quả hơn trong thời gian tới, tôi có một số đề xuất như sau:

Thứ nhất, tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác truyền thông, cả về nhân lực, vật lực và tài chính.

Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức và nội dung truyền thông, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn.

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các nền tảng truyền thông số để tăng tính tương tác và lan tỏa thông tin.

Thứ tư, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông, đặc biệt là về kỹ năng truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ năm, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong công tác truyền thông.

Cuối cùng, xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả công tác truyền thông một cách khách quan, khoa học.

5 giải pháp để công tác giảm nghèo thông tin hiệu quả hơn- Ảnh 2.

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền về giảm nghèo bền vững, đặc biệt là giảm nghèo về thông tin.

- Bà đánh giá thế nào về vai trò của phụ nữ trong công tác tuyên truyền về giảm nghèo bền vững, đặc biệt là giảm nghèo về thông tin; tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong việc thực hiện thắng lợi Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Phụ nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác tuyên truyền về giảm nghèo bền vững, đặc biệt là giảm nghèo về thông tin.

Thứ nhất, họ là những người gần gũi nhất với gia đình, có ảnh hưởng lớn đến các thành viên trong gia đình và cộng đồng.

Thứ hai, phụ nữ có khả năng truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu, dễ đi vào lòng người, đặc biệt là với các vấn đề liên quan đến đời sống hàng ngày, chăm sóc sức khỏe, giáo dục con cái.

Thứ ba, nhiều phụ nữ đã trở thành những tuyên truyền viên tích cực, góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Do đó, cần tiếp tục tạo điều kiện, nâng cao năng lực cho phụ nữ để họ phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong công tác giảm nghèo thông tin.

- Xin cảm ơn bà đã chia s!

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm