7 tác hại khi bỏ bữa sáng

Hoàng Hà
11/10/2022 - 23:57
7 tác hại khi bỏ bữa sáng

Ảnh minh họa

Các nghiên cứu cho thấy tác hại của việc bỏ bữa sáng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu 7 tác hại của việc bỏ bữa sáng và tại sao nó có hại nhiều hơn lợi.

1. Ảnh hưởng xấu đến tim của bạn

Theo các nghiên cứu cho thấy những người bỏ bữa sáng sẽ có nguy cơ mắc bệnh đau tim cao hơn so với những người ăn sáng. Không những vậy, việc bỏ bữa sáng cũng dễ bị tăng huyết áp dẫn đến tắc nghẽn động mạch. Nếu như việc này diễn ra liên tục sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, có nguy cơ cao mắc phải một số bệnh mãn tính, bao gồm cả đột quỵ.

2. Bỏ bữa sáng có thể gây tăng cân

Nếu bạn đang thực hiện chế độ giảm cân và có thói quen bỏ bữa sáng thì hãy suy nghĩ lại từ bây giờ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe cho thấy những người bỏ bữa sáng có khả năng tăng cân cao hơn, hoàn toàn trái ngược với mục tiêu giảm béo của bạn. Bởi những người bỏ bữa sáng có xu hướng tiêu thụ nhiều calo, chất béo trong bữa trưa và bữa tối.

Bỏ bữa sáng sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn và khi mức độ đói của bạn càng cao dẫn đến lượng thức ăn nạp vào sẽ càng nhiều. Vì vậy, việc bỏ bữa sáng liên tục cuối cùng sẽ dẫn đến tăng cân chứ không giảm cân. 

7 tác hại khi bỏ bữa sáng bạn nên biết - Ảnh 1.

3. Nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm

Bỏ bữa sáng có thể khiến bạn ăn nhiều hơn vào bữa tiếp theo dẫn đến làm gia tăng tỷ lệ béo phì. Theo các nghiên cứu cho thấy những người thừa cân hoặc béo phì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư.

Bên cạnh đó, bỏ bữa sáng còn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh dạ dày, sỏi thận. Bởi sau khi kết thúc bữa tối, qua một đêm đến sáng hôm sau là khoảng 11-12 tiếng, thức ăn trong bữa tối đã tiêu hoá hết và dạ dày vẫn tiếp tục tiết ra dịch vị. Nếu bạn bỏ bữa sáng, dịch vị tiết ra nhiều mà không được sử dụng sẽ gây nên bệnh đau dạ dày và viêm mạc dạ dày. Các chất cặn bã tích tụ trong dạ dày không có cơ hội được đào thải ra bên ngoài, lâu ngày sẽ kết tụ lại thành sỏi.

4. Có thể gây ra chứng đau nửa đầu

Theo như nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe cho thấy nếu bạn thường xuyên bỏ bữa sáng thì nồng độ máu của bạn sẽ bị giảm xuống dẫn đến chứng đau nửa đầu và đau đầu. Đây chính xác là những gì xảy ra khi bạn bắt đầu bỏ bữa sáng như một thói quen. Bạn không tiêu thụ gì trong gần 12 giờ và điều đó chắc chắn có nghĩa là bạn sẽ phải gánh chịu một tổn thất lớn cho cơ thể. Vì vậy, hãy lấp đầy bụng của bạn vào buổi sáng với bữa sáng đầy đủ năng lượng để bắt đầu một ngày mới của bạn. 

5. Rối loạn cảm xúc và giảm khả năng làm việc

Bỏ bữa sáng có thể khiến bạn trở nên gắt gỏng vì cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Ngoài ra, bạn có thể trở nên khó chịu nếu không ăn gì cho đến giờ ăn trưa. Sẽ rất khó để tập trung vào công việc vì nội tâm bạn đang chống chọi với cơn đói cồn cào. 

Không “nạp năng lượng” vào buổi sáng có thể gây ra rối loạn cảm xúc dẫn đến căng thẳng và cáu kỉnh. Nếu gần đây, bạn nhận thấy rằng cảm xúc của bạn đang ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và gia đình thì có lẽ bạn nên suy nghĩ lại về bữa sáng của mình. Hãy ăn sáng đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể và duy trì hoạt động.

7 tác hại khi bỏ bữa sáng bạn nên biết - Ảnh 2.

6. Vấn đề tiêu hóa 

Hậu quả của việc thường xuyên bỏ bữa sáng là táo bón và tiêu hóa chậm. Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các vấn đề tiêu hóa, nhưng việc bỏ bữa sáng có thể là nguyên nhân khởi phát. Vì vậy, bạn hãy ăn sáng đầy đủ, nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, axit béo trong bữa sáng của bạn. Sự kết hợp này giúp điều chỉnh các chức năng của ruột và thúc đẩy quá trình đẩy chất thải ra ngoài giúp giảm nguy cơ viêm dạ dày và khó tiêu.

7. Hệ thống miễn dịch suy yếu

Sự đóng góp dinh dưỡng trong bữa sáng can thiệp một cách tích cực vào việc tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể của bạn. Do đó, bỏ bữa sáng là một trong những yếu tố gây suy yếu hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch không thực hiện đúng chức năng của nó, cơ thể sẽ kém khả năng chống lại các bệnh.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm