Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, bạn chỉ cần xoay vùng cổ tay hướng lên trên, dùng ngón tay trỏ nhấn vào điểm mềm trên vùng cổ tay, hít vào thở ra từ từ sẽ giúp bạn bình tĩnh lại...
Giảm lo âu: Để giảm lo âu, bạn có thể chạm vào một điểm bất kỳ ở vùng cổ tay. Bạn chỉ cần xoay vùng cổ tay hướng lên trên, dùng ngón tay trỏ nhấn vào điểm mềm trên vùng cổ tay, hít vào thở ra từ từ. Đây phương pháp sẽ giúp bạn bình tĩnh lại nếu bạn đối mặt với một cuộc nói chuyện khó khăn, bài phát biểu nơi đông người hoặc các tình huống căng thẳng khác.
Phản xạ co thắt hầu họng hay phản xạ họng: Bạn chỉ cần bóp chặt ngón tay cái bên trái và cơ thể sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn. Mặc dù khoa học chưa có nghiên cứu nào cụ thể nhưng phương pháp này đã được chứng minh bởi những bệnh nhân nha khoa người đang sử dụng một điểm áp lực trong lòng bàn tay của họ đẻ lấy lại bình tĩnh.
Nấc cụt: Nếu bị nấc cụt, hãy thử uống nước trong khi dùng tay bịt kín hai lỗ tai. Nếu hiện tượng nấc cụt vẫn chưa chấm dứt, dùng tay kéo dài lưỡi ra bên ngoài. Việc này sẽ làm giảm bớt các đợt co thắt cơ hoành và kích thích các dây thần kinh. (Ảnh KT)
Hắt xì hơi: Nhìn vào ánh sáng chói, sẽ khiến bạn hắt xì hơi. Ngược lại, nếu muốn chặn đứng cơn hắt xì hơi, hãy bóp chặt sống mũi hoặc/và dùng lưỡi cù vào vòm miệng. Tuy nhiên, lời khuyên của các chuyên gia là, tốt nhất hãy để cơn hắt xì hơi xảy ra một cách tự nhiên để tránh tổn thương tiềm tàng. (Ảnh KT)
Chảy nước mắt: Nếu mắt không ngừng rơi lệ, hãy ngược nhìn lên trên trần nhà và nín thở, sau đó từ từ thở ra, cũng có thể bóp chặt sống mũi ở đoạn gần giữa hai mắt. Việc này có tác dụng cản trở nước mắt chảy ra từ các tuyến lệ. (Ảnh KT)
Sử dụng nước lạnh để bình tĩnh lại: Áp lực công việc quá lớn khiến bạn lúc nào cũng có cảm giác không đủ thời gian và tâm trạng thường trở nên khó chịu, cáu gắt và dễ mất bình tĩnh. Bạn có thể nhận thấy rằng sau khi rửa mặt, rửa tay vào nước lạnh, đầu óc của bạn giống như được làm mới bằng cách nào đó và nước lạnh cũng cho phép cơ thể sử dụng oxy hiệu quả hơn.
Sử dụng đá lạnh giảm đau răng: Giải pháp để giảm đau răng có thể là ở bàn tay của bạn, không phải trong miệng của bạn. Do bàn tay được coi như là một điểm tương tác với những cơn đau từ nhiều vùng của cơ thể. Nhiều nhà nghiên cứu nói rằng mát xa tay bằng nước đá là một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả cho tình trạng đau răng bằng cách gây ra các tín hiệu lạnh lấn áp các tín hiệu đau. Bên cạnh đó, bạn có thể đặt viên đá trong miệng, thậm chí bạn có thể áp một túi nước đá vào má nơi gần chiếc răng đau để giảm đau buốt và cố gắng làm việc đó nhiều lần cho đến khi cơn đau của bạn đỡ hơn.
Làm chậm nhịp tim: Sau khi chạy hoặc bị căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy nhịp tim của bạn đang tăng lên. Có một cách đơn giản để khắc phục điều này thông qua hơi thở. Áp dụng nghiệm pháp Valsalva: Ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai, hít vào sâu. Giữ hơi trong 5 giây, rồi ép hơi thở ra thật mạnh nhưng không cho hơi thoát ra. Nghiệm pháp này có thể làm hạ nhịp tim lúc nghỉ ngơi, ban đầu có thể làm tim đập nhanh nhưng sau đó nhịp tim sẽ được giảm xuống từ từ. Để an toàn, tiến hành nghiệm pháp dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa và không được khuyến khích ở những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh tim mạch khác.
Bấm huyệt Ấn Đường (Yintang) giảm đau đầu: Huyệt này nằm ở “con mắt thứ ba”, giữa hai lông mày ở nơi đường sống mũi hướng vào trán. Huyệt này cũng rất hiệu quả trong việc giúp mắt đỡ mệt mỏi hay căng thẳng. Bạn chỉ cần nhẹ nhàng nhấn vào vị trí này bằng ngón tay giữa và ngón trỏ của bạn trong tối đa 30 giây. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm ngay lập tức. Nếu cơn đau tiếp tục làm phiền bạn, hãy đợi 5 phút và sau đó nhấn liên tục tại chỗ thêm một phút nữa.