Trực tiếp nói ra điều khó chịu trong lòng
Đôi khi bạn không nói rõ ra những gì mình cảm thấy không vừa lòng về một nửa mà chọn cách thể hiện gián tiếp qua thái độ hoặc hành động. Cách thức gián tiếp thể hiện sự tức giận của bạn không mang tính xây dựng. Bởi vì bạn không khiến cho một nửa hiểu rõ mục đích của mình. Hãy làm điều ngược lại để giải quyết khó chịu trong lòng.
Nói về cảm giác của bản thân mà không đổ lỗi
Nếu tức giận điều gì, bạn hãy nói về cảm xúc của mình, tránh đổ lỗi cho nửa kia. Ví dụ, bạn nói: “Anh không tán tỉnh cô ta. Em quá vô lý”. Nhưng bạn có thể nói: “Anh thấy buồn vì không được tin tưởng”. Tập trung nói về cảm xúc của bạn nhiều hơn thay vì đổ lỗi cho nửa kia. Chỉ như vậy bạn mới có thể cải thiện được vấn đề.
Không quy chụp
Các khẳng định như: “Anh không bao giờ chịu giúp em việc nhà” hoặc “Em luôn chỉ chăm chăm vào cái điện thoại thôi”... khiến nửa kia của bạn khó chịu. Hãy thảo luận về cách nửa kia có thể thay đổi, giúp bạn những việc hữu ích, chu đáo hơn, đừng phủ định và quy chụp.
Biết chọn thời điểm thảo luận
Nếu bạn muốn có một cuộc thảo luận mang tính xây dựng thì nên chọn thời điểm hợp lý. Trong lúc cả bạn và nửa kia còn đang rất nóng thì đừng cố phải làm cho ra nhẽ mọi chuyện. Càng cố gắng hơn thua lúc nóng giận chỉ khiến căng thẳng tăng thêm. Bình tĩnh chọn thời điểm hợp lý để vợ chồng có thể tập trung tiếp nhận vấn đề cần giải quyết theo chiều hướng tích cực.
Thực sự lắng nghe
Bạn hẳn rất bực bội, cảm thấy không được tôn trọng nếu nửa kia không chú ý đến lời mình nói. Ngược lại, nửa kia của bạn cũng sẽ cảm thấy điều tương tự. Ngay cả khi bạn tự tin rằng mình biết nửa kia muốn nói gì, nghĩ gì thì bạn vẫn có thể sai. Vì thế, hãy lắng nghe thực sự những điều nửa kia nói ra bằng lời để tránh những hiểu lầm, hiểu sai về nhau.
Không bỏ qua những “khiếu nại”
Ví dụ, vợ chồng bạn tranh cãi vì vợ muốn bạn hỗ trợ việc nhà nhiều hơn. Nhưng khi vợ gợi ý bạn dọn dẹp phụ cô ấy vào buổi tối hoặc cuối tuần thì nhận được câu trả lời: “Ừ, anh biết rồi”. Bạn chỉ nghe và để đó không làm gì cả. Điều này cho thấy những ý kiến của cô ấy không đáng giá. Khi trả lời “khiếu nại”, bạn cần thực sự xem xét vấn đề và có kế hoạch giải quyết, thay đổi.
Tránh thái độ coi thường nửa kia
Nếu có điều không hài lòng, bạn nên nói thẳng với bạn đời thay vì dùng lời nói hoặc thể hiện thái độ mỉa mai, khinh thường. Bởi điều này chỉ khiến gia tăng sự tức giận giữa vợ chồng.
Biết kiểm soát sự tức giận
Khi xung đột diễn ra, sự tiêu cực leo thang, bạn hãy hít vài hơi thật sâu để có thể lấy lại bình tĩnh. Biết kiểm soát sự tức giận của bạn là chìa khóa để quản lý tốt các xung đột.
Chấp nhận thỏa hiệp
Bất đồng giữa bạn và nửa kia chẳng bao giờ có hồi kết nếu cả hai không có một tâm thế có thể thỏa hiệp. Đừng chỉ biết khăng khăng làm theo ý của bạn. Hãy cân nhắc để tìm ra biện pháp tốt nhất dù nó khác với mong đợi ban đầu của bạn.
Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình Ban hành theo quyết định số 4843/QĐ-BVHTTDL ngày 8/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tiêu chí ứng xử vợ chồng: Chung thuỷ, nghĩa tình 1. Đối tượng áp dụng: Vợ chồng được pháp luật công nhận (theo quy định tại khoản 1 điều 2 và khoản 1 điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13) 2. Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể: - Vợ chồng có tình cảm trước sau như một, không thay đổi - Chăm sóc nhau, cùng có trách nhiệm trong nuôi dạy con cái, làm việc nhà, đóng góp tài chính cho gia đình - Lắng nghe, cùng nhau thảo luận những vấn đề chung, hoà nhã với nhau Số sau: Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu, yêu thương |