9x làm giàu từ 3 đặc sản quê hương

25/08/2019 - 13:05
Do kinh doanh thua lỗ, gánh trên vai món nợ 10 vạn tệ (330 triệu đồng), Hồ Đức Lâm, 26 tuổi, trở về quê hương Chiêu Thông (Vân Nam, Trung Quốc). Với tố chất thông minh, nhanh nhẹn, cô đã nắm bắt được cơ hội làm giàu từ 3 đặc sản của quê mình: Thịt gác bếp, măng trúc và mận.

Nhờ kênh bán hàng online, Đức Lâm đã có khoản thu nhập hàng tháng 3-4 vạn tệ (100 - 130 triệu đồng). Cô gái trẻ không những trả hết khoản nợ thua lỗ, còn dự tính mua nhà ở trung tâm thành phố lớn. 

 

dac-san.jpg
Hồ Đức Lâm khởi nghiệp thành công từ 3 đặc sản của quê hương Vân Nam

 

Hồ Đức Lâm sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Để giảm bớt áp lực kinh tế cho gia đình, cô đến Quảng Châu từ rất sớm để bắt đầu cuộc sống tự lập. Cô không chỉ làm công nhân trong một nhà máy điện tử, mà còn làm nhân viên phục vụ trong nhà hàng.

Sau vài năm lăn lộn ngoài xã hội, Đức Lâm tiết kiệm được một khoản tiền. Năm 2012, với sự trợ giúp của bạn bè, Đức Lâm đã dùng hết số tiền tiết kiệm của mình để mở một cửa hàng quần áo. Khoảng thời gian đó, công việc kinh doanh khá thuận lợi, thu nhập mỗi tháng của Đức Lâm đều ổn định.

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử ngày càng phát triển, doanh số bán hàng trực tuyến đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các cửa hàng offline. Mảng kinh doanh thời trang luôn ở trong trạng thái đầu ra thấp hơn đầu vào. Đức Lâm chỉ còn cách tìm bạn bè vay mượn để tiếp tục duy trì kinh doanh. Tuy nhiên, tới tháng 3 năm nay, cô cũng không thể trụ nổi, cửa hàng buộc phải đóng cửa.

 

280322.JPG
Việc kinh doanh của Đức Lâm còn giúp dân làng ở 5 thôn bán được số măng họ trồng

 

Gánh trên vai món nợ hơn 10 vạn tệ, Đức Lâm không còn cách nào khác ngoài quay về quê để tìm đường sống. Thời điểm tháng 3 đúng vào mùa măng trúc ở Vân Nam, cô gái trẻ nghĩ, tại sao mình không thử rao bán loại măng đặc sản này qua mạng?

Nhằm tìm hiểu thị trường, Đức lâm tìm đọc rất nhiều sách kinh doanh và các tài liệu hướng dẫn kỹ năng sale. Mặc dù trình độ văn hóa không cao, nhưng Đức Lâm không chùn bước. Rồi cô gái trẻ vô tình phát hiện ra Kuaishou (1 app trực tuyến chia sẻ livestream về cuộc sống của giới trẻ Trung Quốc). Đức Lâm đã sử dụng app này để livestream giới thiệu và bán đặc sản măng trúc của quê hương, không ngờ phản ứng của người xem tốt ngoài dự kiến. Điều đó đã củng cố thêm định hướng khởi nghiệp làm giàu của cô thông qua Kuaishou.  

Đức Lâm chia sẻ sản phẩm măng trúc trên Kuaishou, với lợi thế chất lượng cao và giá tốt, cô đã thu hút được một lượng lớn người mua. Trong tháng đầu tiên, cô đã kiếm được 10.000 tệ (hơn 300 triệu đồng), còn giúp dân làng ở 5 thôn quanh nhà bán được số măng họ trồng, thu về hơn 10.000 tệ. Dần dần, cô có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc bán hàng trực tuyến và có những ý tưởng mới.

 

280323.JPG
Đức Lâm tự tay trồng trọt, thu hoạch

 

Để mở một thị trường, cô đã đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm kinh doanh của riêng mình vào tháng 8, đồng thời còn đưa thịt gác bếp và mận ở quê nhà vào hạng mục kinh doanh. Ngoài mục đích kiếm tiền, Đức Lâm rất muốn càng nhiều người có thể biết đến đặc sản của Vân Nam.    

Hiện tại, Đức Lâm có thể kiếm được 30 - 40.000 nhân dân tệ mỗi tháng chỉ nhờ bán đặc sản quê hương. Cô gái trẻ không chỉ trả hết nợ mà còn có một khoản tiết kiệm không nhỏ. Không chỉ vậy, cô ấy còn có hơn 1 triệu người hâm mộ. Theo quan điểm của Hồ Đức Lâm, chuyện cô ngày càng nổi tiếng trên mạng chẳng quan trọng. Mong muốn duy nhất của cô là để gia đình sống một cuộc sống tốt hơn bằng chính đôi tay của mình.

 

280324.JPG
Cô gái 9x hy vọng có thể tạo ra hạnh phúc bằng đôi tay của mình 

Khi nói về tương lai, Đức Lâm cho biết, cô hy vọng rằng mình có thể tạo ra hạnh phúc bằng đôi tay của mình. Ở Vân Nam, nhiều người trẻ muốn giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ phải bỏ học sớm, đi làm công, họ cách xa gia đình và việc gặp mặt là một điều xa xỉ. Do đó, Đức Lâm cảm thấy mình đã may mắn khi được sống một cuộc sống yên ổn ở quê nhà. Là chị cả trong gia đình, cô hy vọng sẽ giúp đỡ được cha mẹ, mang lại môi trường học tập tốt hơn cho em trai và em gái, sau này các em có thể dùng kiến thức để thay đổi cuộc sống trong tương lai.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm