Alice ở xứ sở thần tiên - hội chứng hiếm gặp khiến người bệnh bị "lạc" trong ảo giác

PHAN
02/09/2022 - 22:11
Alice ở xứ sở thần tiên - hội chứng hiếm gặp khiến người bệnh bị "lạc" trong ảo giác
Thật khó để tưởng tượng căn bệnh nguy hiểm lại ẩn sau một cái tên mỹ miều như vậy.

Cốt truyện người bình thường trở thành người khổng lồ hoặc người lùn sau khi có siêu năng lực là một trong những tình tiết thường thấy trong nhiều câu chuyện cổ tích và hoạt hình.

Trên thực tế, phòng Ames là căn phòng bị bóp méo để đánh lừa thị giác con người.

Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên - Ảnh 1.

Phòng Ames.

Nhưng đối với một số trẻ em và thậm chí cả người lớn, sự to ra hoặc thu nhỏ của các vật thể ngoài môi trường hoặc cơ thể không phải là mới, đồng thời giày vò con người theo nhiều góc độ khác nhau.

Đôi khi họ sẽ cảm thấy vật hoặc một phần cơ thể trước mặt đột nhiên to ra hoặc thu nhỏ lại, hoặc đang dần rời xa bạn. Đôi khi nó cũng tạo ra ảo giác thời gian trôi nhanh và những âm thanh ồn ào.

Đây giống như ảo giác mà nhiều người mắc phải khi bị cảm và sốt.

Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên - Ảnh 2.

Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên - Ảnh 3.

Trên thực tế, nó cũng có thể là một chứng rối loạn tâm thần kinh gây ra sự biến dạng trong nhận thức, mà ngày nay chúng ta gọi là "Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên (AIWS)". 

Hội chứng thần kinh và ảo mộng về thế giới cổ tích

Đúng vậy, Alice ở xứ sở thần tiên, được chuyển thể từ tác phẩm văn học thiếu nhi cùng tên xuất bản năm 1865.

Trong truyện, Alice mơ thấy mình bị rơi vào một thế giới kỳ lạ với một chú thỏ trắng. Ở thế giới này, uống một hớp nước, cơ thể bạn được thu nhỏ bằng một con chuột; ăn một miếng bánh, bạn sẽ trở thành người khổng lồ… từ đó mở ra những cuộc phiêu lưu kỳ thú.

Trong phim, Alice, người trở nên nhỏ bé hơn, bước vào thế giới giả tưởng qua hang thỏ.

Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên - Ảnh 4.

Nhiều người đã mơ tưởng về việc có thể bước vào thế giới thần tiên đầy phép thuật như Alice. Một số người thậm chí đã dành hàng năm trời để cố gắng xây dựng một khu vườn tương tự.

Đối với những người mắc Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên, "Xứ sở thần tiên" đó không có lâu đài và hoa biết cười, không có anh em sinh đôi kỳ lạ và thỏ March, chỉ là mọi thứ đều không ở kích thước thông thường.

Phát hiện hội chứng thần kinh kỳ lạ

Thật khó để tưởng tượng căn bệnh nguy hiểm lại ẩn sau một cái tên mỹ miều như vậy. 

Có bệnh nhân từng miêu tả lại một lần phát bệnh, họ cảm thấy đầu lưỡi của mình sưng lên như lưỡi trâu, bức tường trong căn phòng cách trở nên xa xôi và cuối cùng chỉ còn một hình vuông nhỏ màu trắng lơ lửng ở phía xa. Khi nhìn lại cuốn sách trên tay,thọ thấy chữ trên sách đã được phóng to lên rất nhiều.

Nhà thần kinh học người Anh, John Todd, đã đặt tên cho căn bệnh này là "Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên" trong một bài báo đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada vào năm 1955.

5 người trưởng thành và một thiếu niên mà Todd đề cập trong bài báo đều trải qua ảo giác về những thay đổi bất hợp lý trong cơ thể hoặc môi trường bên ngoài. Một số người nhớ lại "cơ thể mình bị nhốt trong một không gian kín".

Trên thực tế, nguồn cảm hứng của Todd để đặt cái tên này đến từ bệnh nhân, ông đã đặt ra thuật ngữ này trong khi trích dẫn một bài báo năm 1952 của Caro W. Lippman.

Lippman đã ghi lại "ảo giác" của 7 bệnh nhân. Bệnh nhân đầu tiên nói rằng cô cảm thấy bản thân "cao khoảng 30cm" khi nhìn mình trong gương.

Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên - Ảnh 5.

Bệnh nhân thứ 6 nói: "Đầu tôi giống như một quả bóng bay và tôi đã kiệt sức vì kéo nó xuống từ trần nhà".

Ngoài ra, hai bệnh nhân khác đôi khi cảm thấy cơ thể trở nên ngắn hơn và rộng hơn. Một trong những bệnh nhân gọi cảm giác này là "cảm giác giống Tweedledum hoặc Tweedledee".

Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên - Ảnh 6.

Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên - Ảnh 7.

Tweedledum và Tweedledee.

Điều này khiến Todd nghĩ rằng trải nghiệm của những bệnh nhân này tương tự như của Alice - nhân vật đã trải qua những thay đổi về kích thước cơ thể và biến dạng. Vì vậy, Todd đã theo dõi câu chuyện cổ tích và đặt tên cho tập hợp các triệu chứng là "Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên (AIWS)".

Bị méo mó trong nhận thức và giác quan

Bệnh nhân AIWS có sự biến dạng nhất định trong nhận thức về kích thước của mọi thứ và sẽ có các triệu chứng như micropsia và macropsia. Tức là đôi khi họ nhìn thấy các vật thể bên ngoài hoặc các bộ phận cơ thể của chính mình hơn bình thường. Kích thước nhỏ hơn hoặc lớn hơn, đó cũng là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng Alice in Wonderland.

Ngoài ra, nhận thức về khoảng cách của bệnh nhân cũng sẽ bị sai lệch và sẽ có hiện tượng teleopsia và pelopsia. Ví dụ, một hành lang có thể xuất hiện dài hoặc mặt đất có thể xuất hiện quá gần. Đôi khi họ có thể gặp phải hiện tượng "hình ảnh vỡ vụn".

Trong một số trường hợp, những người bị AIWS cũng có thể bị méo mó về xúc giác và thính giác. Họ có thể cảm thấy như đang chìm xuống sàn nhà hoặc đi xuyên qua một bức tường. Bệnh nhân cũng thường bị hoang tưởng do cảm nhận âm thanh bị suy giảm. Họ nghe thấy âm thanh to hơn, yếu hơn, gần hơn hoặc xa hơn. Tình huống này khiến con người rơi vào mông lung, sợ hãi.

Một chàng trai 17 tuổi đã mô tả các triệu chứng kỳ lạ của mình theo cách này: "Đột nhiên, mọi thứ trở nên nhỏ và xa, nhưng cũng có cái trở nên lớn và gần. Tôi cảm thấy bản thân ngày càng thấp đi. Mọi người chỉ nhỏ bằng ngón tay. Đôi khi tôi cũng có thể nhìn thấy rèm cửa hoặc TV lắc lư lên xuống hoặc nhìn thấy chân tay của mình đung đưa. Tôi có thể nghe thấy giọng nói của mọi người to, và gần hoặc mơ hồ và xa. Tôi luôn nhận thức được những thay đổi vô hình trong bản thân và thế giới bên ngoài".

Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên - Ảnh 8.

Những người bị ảnh hưởng bởi Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên cũng đôi khi mất cảm giác về thời gian. Sự sai lệch của cảm giác về thời gian và không gian lại dẫn đến sự biến dạng của cảm giác về tốc độ. Ví dụ, một người di chuyển chậm trong thực tế, nhưng người bệnh lại cảm thấy như thể một người đang chạy cực nhanh trên đường.

Vậy chính xác thì điều gì gây ra hội chứng Alice in Wonderland? 

Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên

Todd phát hiện những bệnh nhân này không bị u não, suy giảm thị lực hoặc các bệnh tâm thần. Bệnh nhân đã có thể suy nghĩ rõ ràng, biết phân biệt giữa ảo giác và thực tế, nhưng nhận thức bị bóp méo.

Lippmann và Todd phát hiện ra rằng những ảo giác này có thể liên quan đến chứng đau nửa đầu, động kinh. 

Ngay từ năm 1913, nhà thần kinh học người Đức gốc Do Thái, Hermann Oppenheim, đã nhận thấy triệu chứng này ở một trong những bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu của ông.

Sáng tạo nên tác phẩm kinh điển nhờ "bị thần kinh"?

Điều thú vị là, nhiều nhà nghiên cứu, bao gồm cả Lippmann, nghi ngờ rằng tác giả của "Alice ở xứ sở thần tiên" Lewis Carroll đã bị ảnh hưởng bởi chứng đau nửa đầu và có những ảo giác như vậy, từ đó mới viết ra một câu chuyện cổ tích cực kỳ nổi tiếng.

Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên - Ảnh 9.

Lewis Carroll.

Năm 1856, Carroll hỏi ý kiến bác sĩ khoa mắt nổi tiếng, William Bowman, về chứng rối loạn thị giác ở mắt phải. Ông cũng ghi lại trong nhật ký về chứng "đau đầu" và rối loạn thị giác năm 1856. 9 năm sau, ông viết xong "Alice in Wonderland".

Có thể thấy, những căn bệnh tâm thần như Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên quả thực có thể truyền cảm hứng cho một số nhà sáng tạo. Người ta cho rằng nghệ sĩ người Đức của thế kỷ 20, Kaethe Kollwitz, cũng bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

Kết quả là, phong cách nghệ thuật của Kollwitz chuyển từ Chủ nghĩa hiện thực sang Chủ nghĩa biểu hiện, dùng hình ảnh trừu tượng để thể hiện cảm xúc.

Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên - Ảnh 10.

Kasey Kollwitz.

Trong nhật ký, Kollwitz kể lại bà bị cảm giác trừu tượng quấn lấy suốt thời thơ ấu. Bà than thở rằng đôi khi mọi thứ dường như lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Đôi khi cô cũng có cảm giác như đang ở trong một căn phòng không có không khí hoặc như đang chìm dần, biến mất.

Vì vậy, nhiều người suy đoán rằng Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên đang ảnh hưởng đến bà. Có thể bà vẫn mắc phải hội chứng này khi trưởng thành, nhưng bà đã giữ bí mật. Nhiều bệnh nhân sẽ giữ bí mật để tránh bị xem là kẻ đa nhân cách.

Đây có vẻ là một giả thuyết hợp lý vì Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên chỉ được chú ý rộng rãi 10 năm sau cái chết của Kollwitz.

Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên - Ảnh 11.

Bản in khắc gỗ "Hy sinh" trong bộ "Chiến tranh".

Điều này cũng có thể giải thích tại sao các đối tượng nghệ thuật của Kollwitz thường được tạo hình với bàn tay và khuôn mặt to. Những biến dạng thể hiện trong nghệ thuật thị giác của bà có thể liên quan đến trải nghiệm tri giác.

Vẫn là một câu đố cần lời giải

Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên gây ra áp lực tâm lý mỏi mệt. Người bệnh chìm ngập trong ảo giác và diễn ra với tần suất nhiều hơn sau mặt trời lặn.

Hầu hết bệnh nhân mô tả các triệu chứng kéo dài từ 10 giây đến 10 phút. Một số trở nên hoảng loạn, sợ hãi trong suốt ảo giác, thậm chí có thể gây hại cho bản thân hoặc những người xung quanh.

Mặc dù Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng nó thường xảy ra ở trẻ em và hầu hết những người mắc phải đều thoát khỏi các triệu chứng này khi lớn lên. Có lẽ vì những triệu chứng này thường vô hại và tự biến mất, người bệnh không cần dùng thuốc hay phẫu thuật, phụ huynh cũng ít đưa con đi khám bệnh vì vẫn cho rằng trẻ em hay tưởng tượng viển vông.

Điều thú vị là nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cha mẹ của những đứa trẻ mắc hội chứng Alice in Wonderland thường có những triệu chứng tương tự trong thời thơ ấu, cho thấy những đặc điểm di truyền nhất định.

Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của căn bệnh về thần kinh hiếm gặp này. Nó có liên quan đến nhiều căn bệnh khác như đau nửa đầu, bại não…

Do đó, hiện tại vẫn chưa có phương án điều trị nào hiệu quả mà chúng ta chỉ có thể chờ nó biến mất một cách tự nhiên.

Là một trong mười căn bệnh hiếm và kỳ lạ nhất trên thế giới, Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên có thể phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Một nghiên cứu trên 3224 trẻ vị thành niên ở Nhật Bản cho thấy tỷ lệ mắc chứng Micropsia and Macropsia (Ảo giác biến dạng kích thước to và nhỏ) ở các bé trai lần lượt là 6,5% và 7,3%.

Chúng ta biết rằng cả hai triệu chứng này đều là biểu hiện của Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên. 

Mặc dù Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên đã xuất hiện từ lâu nhưng nó vẫn còn là một câu đố chưa có lời giải. Tuy nhiên, Grant T. Liu, một bác sĩ khoa mắt thần kinh nhi tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, và Owen Pickrell, một nhà thần kinh học, nhận thấy sự quan tâm về hội chứng này đang ngày càng tăng trong cộng đồng y tế.

Tuy nhiên, ngay cả khi Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên được đặt tên theo một câu chuyện cổ tích, nó vẫn là một căn bệnh đầy nguy hại.

(Nguồn: Thepaper)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm