Ấn Độ: 90% trẻ em muốn học kỹ năng tự bảo vệ trên Internet

19/07/2018 - 14:46
Với hơn 470 triệu trẻ em dưới 18 tuổi, Ấn Độ đang có số trẻ em lớn nhất thế giới. Sự bùng nổ trong việc sử dụng Internet và truy cập điện thoại di động cũng đồng nghĩa với một số lượng lớn trẻ em nước này đang là những đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự “tấn công”, “bạo lực” trên Internet và chưa có kỹ năng để tự bảo vệ mình.
Theo trang Hindustantimes của Ấn Độ: "Có đủ bằng chứng cho thấy Internet và truyền thông xã hội đang mang đến một phần cực đoan đối với trẻ em và thanh thiếu niên vì các em là đối tượng dễ bị đe doạ trên trên Internet, dễ trở thành người lạm dụng và bị lạm dụng tình dục trên mạng".
 
c4h7bwzwmaanzfl.jpg
Tỷ lệ trẻ em ở Ấn Độ sử dụng Internet rất cao
Trao quyền kỹ thuật số là một kết quả đáng chú ý của việc sử dụng rộng rãi các công nghệ thông tin và truyền thông. Đồng thời, một loạt các mối đe dọa mạng cho trẻ đã nổi lên ở Ấn Độ. Điều này đã khiến cho sự an toàn trực tuyến của trẻ em và thanh thiếu niên trở thành một vấn đề quan tâm mang tính quốc gia.
 
Trẻ em dễ bị đe doạ trên thế giới trực tuyến, bị lạm dụng và khai thác tình dục trực tuyến. Đó là sự cám dỗ trực tuyến đối với hành vi bất hợp pháp bao gồm các hành vi khủng bố như 'tán tỉnh' hoặc thể hiện các thao tác tình dục. Ví dụ, Cuộc thi Cá voi Xanh đã bị cáo buộc là đã "đe dọa" tới 5 thanh thiếu niên ở Ấn Độ. Hay các thông điệp trên phương tiện truyền thông xã hội cũng có khả năng thể hiện bạo lực khi gần đây, 2 người đàn ông trẻ tuổi từ Assam đã bị 1 đám đông gây tử vong vì bị nghi ngờ là kẻ bắt cóc trẻ em. Đó là do một sự nghi ngờ được lan truyền bởi tin nhắn không được xác thực truyền đi trên mạng xã hội.
 
 
Trước bối cảnh trên, hiện Chính phủ Ấn Độ đang có những can thiệp, trong đó hướng đến việc coi trẻ em là đối tượng trọng tâm, là ưu tiên trong việc thực hiện một phần các giải pháp để có sự an toàn trên mạng, trong đó hướng đến việc tạo lập nhiều quan hệ đối tác hơn để thúc đẩy sự an toàn trẻ em và nghiên cứu bền vững về chủ đề này; Tạo điều kiện cho các chính sách và pháp luật hỗ trợ bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng trên mạng; Hướng đến những phương pháp loại bỏ những thông tin mang tính xúc phạm, bạo lực khỏi Internet; Đầu tư thêm vào năng lực và nguồn lực của cảnh sát và chuyên gia pháp y mạng hướng tới việc ngăn chặn tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em trên mạng…
 
 
dq6raviwaaezb_t.jpg
Ấn Độ hướng đến các giải pháp về an toàn trên mạng cho trẻ em 
Một cuộc khảo sát thanh thiếu niên toàn cầu của UNESCO cho thấy, năm 2017, 95% trẻ được hỏi cho rằng sự an toàn trên mạng là rất quan trọng đối với các em. Hơn 90% em cảm thấy rằng mình phải có được các kỹ năng cần thiết và năng lực để tự bảo vệ mình (mà không phải là việc được giám sát bởi cha mẹ hoặc từ phía cơ quan, tổ chức, chính phủ).
 
Trưởng Đại diện của Văn phòng UNESCO tại Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Nepal, Maldives và Sri Lanka cùng trưởng Đại diện của UNICEF tại Ấn Độ cho biết, việc huy động cha mẹ, giáo viên, xã hội dân sự, công ty công nghệ và tất nhiên, các nhà lãnh đạo chính phủ… là những nhân tố quan trọng, là nền tảng để giải quyết nhiều rủi ro và cung cấp giải pháp. Tuy nhiên, điều bắt buộc là chúng ta phải nhận ra rằng trẻ em cũng chính là đối tượng, là đối tác bình đẳng trong việc xây dựng, phát triển và tìm các giải pháp để tự bảo vệ mình.
ad.jpg
Chiến dịch #StaySafeOnline của UNICEF tại Ấn Độ  
 

Tại Việt Nam, trong hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về giảm thiểu rủi ro của trẻ em trên môi trường mạng mới diễn ra tại Ninh Bình, Đại diện Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin & Truyền thông cũng chia sẻ hiện đang có 2 giải pháp:

(1) Về quản lý nhà nước: Đưa ra những quy định đối với nhà cung cấp dịch vụ (có biện pháp lọc và giới hạn truy cập đối với những trang không phù hợp với trẻ em theo yêu cầu của chủ thuê bao; lọc nội dung không phù hợp với trẻ em dựa trên tài khoản đăng nhập; có phương án kỹ thuật để đảm bảo người dùng không trong độ tuổi quy định không được chơi trò chơi; có biện pháp giới hạn để đảm bảo sức khỏe của người chơi…); Cung cấp kênh thông tin về bảo vệ trẻ em trên mạng (cung cấp kiến thức sử dụng mạng Internet an toàn; Cung cấp hướng dẫn, công cụ giúp cha mẹ đảm bảo con truy cập Internet an toàn; Cung cấp kênh thông báo, phản ánh đối với những nội dụng xấu trên mạng đối với trẻ em…); Tuyên truyền ứng dụng kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro của trẻ em trên mạng (sổ tay hướng dẫn, hướng dẫn trên đa phương tiện, tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ tại nhà trường…);

(2): Về giải pháp dành cho gia đình:

  • Cần để các thiết bị truy cập Internet ở vị trí có thể truy cập được. Ví dụ, cha mẹ chỉ để máy tính, thiết bị thông minh có kết nối Internet ở phòng ngủ của cha mẹ để có thể theo dõi hoạt động trên mạng của con cái.
  • Kích hoạt chức năng an toàn cho trẻ em của hệ điều hành và trình duyệt Web;
  • Thiết lập chức năng tìm kiếm an toàn đối với công cụ tìm kiếm để loại bỏ những kết quả không phù hợp với trẻ em;
  • Cài đặt một số công cụ để lọc hoặc ngăn chặn những nội dung không phù hợp với trẻ em (Một số gợi ý tham khảo: Qustodio: https://www.qustodio.com/en/công cụ quản lý máy tính; KidLogger: http://kidlogger.net công cụ nắm bắt hoạt động của trẻ em trên mạng; Zoodles: https: //www.zoodles.com trình duyệt web an toàn cho trẻ).
  • Cuối cùng, giải pháp quan trọng nhất là cha mẹ và nhà trường cần hướng dẫn trẻ em có được kiến thức, kỹ năng để sử dụng mạng Internet an toàn đồng thời dành thời gian lắng nghe những vấn đề trẻ em gặp phải khi sử dụng Internet. 

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm