Ngày 21/3, bà Nguyễn Thị Năm (xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) cho biết, chồng bà là Nguyễn Đình Nhàn (sinh năm 1967) đang điều trị tại BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Theo bà Năm, ngày 5/3 chồng bà và ông Trần Văn Phi (sinh năm 1967, ở xã Nga An, huyện Nga Sơn) đi liên hoan có ăn tiết canh dê pha tiết lợn. Đến ngày 10/3, bà thấy chồng có biểu hiện sốt cao, đau đầu nên đã đưa đến BV Đa khoa huyện Nga Sơn điều trị nhưng không đỡ, sau đó phải chuyển tuyến lên BV Đa khoa tỉnh.
Theo bà Năm, ngày 5/3 chồng bà và ông Trần Văn Phi (sinh năm 1967, ở xã Nga An, huyện Nga Sơn) đi liên hoan có ăn tiết canh dê pha tiết lợn. Đến ngày 10/3, bà thấy chồng có biểu hiện sốt cao, đau đầu nên đã đưa đến BV Đa khoa huyện Nga Sơn điều trị nhưng không đỡ, sau đó phải chuyển tuyến lên BV Đa khoa tỉnh.
Bệnh nhân Nhàn đang được các bác sĩ chăm sóc |
Còn ông Phi, vài ngày sau bữa rượu, cũng có biểu hiện tượng tự nên gia đình đưa đi cấp cứu.
Theo BV Đa khoa Thanh Hóa, ngày 10/3, bệnh nhân là Nguyễn Đình Nhàn (huyện Nga Sơn) nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, buồn nôn và mệt mỏi. Ngày 14/3, BV tiếp nhận thêm bệnh nhân Trần Văn Phi cũng có biểu hiện tương tự. Qua khai thác tiền sử, gia đình cho biết cả hai đều ăn tiết canh. Kết quả xét nghiệm cho thấy, cả hai bị liên cầu lợn nên BV tiến hành điều trị.
Theo BV Đa khoa Thanh Hóa, ngày 10/3, bệnh nhân là Nguyễn Đình Nhàn (huyện Nga Sơn) nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, buồn nôn và mệt mỏi. Ngày 14/3, BV tiếp nhận thêm bệnh nhân Trần Văn Phi cũng có biểu hiện tương tự. Qua khai thác tiền sử, gia đình cho biết cả hai đều ăn tiết canh. Kết quả xét nghiệm cho thấy, cả hai bị liên cầu lợn nên BV tiến hành điều trị.
Đến ngày 18/3, tình trạng bệnh nhân Trần Văn Phi diễn biến xấu, gia đình xin về nhà và đã tử vong. Còn bệnh nhân Nguyễn Đình Nhàn sau 10 ngày theo dõi, điều trị đã tỉnh táo nhưng thính lực giảm sút. Đến ngày 21/3, bệnh nhân vẫn được các bác sĩ theo dõi.
Sau khi nhận được thông tin từ BV Đa khoa Thanh Hóa, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã thông báo cho huyện Nga Sơn tăng cường giám sát các trường hợp cùng ăn trong buổi liên hoan với 2 bệnh nhân trên.
Trước đó, ngày 9/3, bệnh nhân N.D.B. (60 tuổi, quê Thái Bình) được chuyển đến BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cấp cứu trong tình trạng suy đa tạng, hoại tử chân tay vì ăn tiết canh. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới TƯ), nếu ăn tiết canh lợn, rất dễ bị liên cầu khuẩn. Trong khi đó, việc điều trị bệnh liên cầu khuẩn thường kéo dài nhiều tháng với chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng; nhiều người dù được điều trị nhưng cũng không qua khỏi. Do đó, để phòng bệnh, người dân không nên ăn tiết canh, nem chua, thịt tái sống…