Lễ hội áo dài với chủ đề "Hội họa Huế và áo dài", thu hút hàng vạn công chúng và khách du lịch tham dự, thưởng lãm.
Theo ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế, Phó Ban tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2017, chủ đề hội họa trong tà áo dài thực sự là cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa của tà áo dài và hội họa Huế.Đặc biệt, không gian trình diễn lễ hội áo dài cũng hết sức độc đáo, với khung cảnh cầu Tràng Tiền và đường Lê Lợi càng làm tôn nên vẻ đẹp của bộ sưu tập áo dài trong lễ hội lần này.Áo dài từ lâu luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt ở Huế, trải qua nhiều thời kì, áo dài đã được phụ nữ sử dụng như một trang phục thường xuyên, chính vì thế, áo dài đã vẽ lên vẻ đẹp riêng có cho người con gái Huế.
Đối với các kì Festival Huế, lễ hội Áo dài luôn là một trong những điểm nhấn đặc sắc và luôn được công chúng đón nhận, thưởng ngoạn trong sự hào hứng. Lễ hội áo dài đầu tiên được tổ chức tại Huế vào năm 2002 diễn ra tại cầu Trường Tiền, có thể nói, đây là chương trình tôn vinh áo dài được tổ chức đầu tiên của Việt Nam.
Hội họa Huế đã trải qua thời gian dài, nhiều tác giả với những tác phẩm ấn tượng đã làm rạng danh cho mảnh đất ngày như: cố họa sỹ Tôn Thất Đào, Đinh Cường, Bửu Chỉ, Vó Xuân Huy; các họa sỹ đương đại như: Trương Bé, Đặng Mậu Tựu, Công Huyền Tôn Nữ Tuyết Mai, Phan Thanh Bình... cùng kết hợp với các nhà thiết kế Quang Huy, Chu La, Vũ Việt Hòa, Ngọc Hân, Thanh Thúy, Viết Bảo, Khánh Shyna, Minh Hạnh... tạo nên những bộ áo dài hết sức độc đáo, thu phục người xem.
Hội họa Huế qua một thời gian dài và có rất nhiều tên tuổi không chỉ làm rạng danh cho mảnh đất Huế mà còn góp thành tựu lớn cho mỹ thuật đất nước.Cùng với những nhà thiết kế nổi tiếng thì sự góp mặt của Hoa hậu Ngọc Hân, Á hậu hoa hậu 2016 Thanh Tú, Á hậu Phương Liên đã làm cho chương trình áo dài càng hấp dẫn và đặc sắc hơn.
Mọi người đều ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoành tráng của sân khấu áo dài, đó là đèn, nón và hoa làm cho cầu Tràng Tiền thêm phần lung linh
Chính vì vậy mà các người mẫu trình diễn tự tin hơn rất nhiều.
Những tà ào dài đầy màu sắc tung bay trong gió hòa quyền với những bài ca đi sâu vào lòng người đã đem lại sự thích thú và cuốn hút cho người xem.
Đại diện Ban tổ chức lễ hội, nhà thiết kế Minh Hạnh cho biết: Hội họa Huế đã trải qua thời gian dài và có rất nhiều tên tuổi không chỉ làm rạng danh cho mảnh đất Huế mà còn góp thành tựu lớn cho mỹ thuật đất nước. Chủ đề hội họa trong tà áo dài thực sự là một cuộc gặp gỡ nhiều ý nghĩa.
Sự kết hợp của áo dài với những tác phẩm hội họa không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống mà còn mang lại giá trị tinh thần, biểu đạt được giá trị thẩm mĩ của một trang phục bao đời đã thấm sâu vào tâm hồn người Việt.Ông Nguyễn Đăng Thạnh cho biết: Sự kết hợp của áo dài với những tác phẩm hội họa không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống mà còn mang lại giá trị tinh thần vô giá, biểu đạt được giá trị thẩm mỹ của một trang phục bao đời đã thấm sâu vào tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.
Qua lễ hội, đặc biệt là chiếc áo dài được trình diễn ngay trên cầu Tràng Tiền cho thấy sự kết hợp hoàn mỹ giữa "tinh hoa hội họa Huế", "cầu Tràng Tiền huyền thoại, hoa mỹ" tạo nên sắc thái riêng "chiếc áo dài - niềm tự hào của người Việt Nam" trong sự tán thưởng nhiệt tình của công chúng và khách du lịch đến Huế trong dịp này.