pnvnonline@phunuvietnam.vn
Ánh điện thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc
Tháng 7/2024, Điện lực huyện Cao Phong chính thức đóng cầu dao đưa điện về với hơn 10 hộ gia đình đồng bào người dân tộc Mường trú tại xóm Lòn (xã Bình Thanh, huyện Cao Phong).
Bà Bùi Thị Nhâm (58 tuổi, người dân tộc Mường, trú tại xóm Lòn) cho biết đây là cột mốc quan trọng trong đời sống của những người dân lần đầu được hưởng ánh sáng của điện lưới quốc gia như gia đình bà.
Chỉ mới cách đây chừng vài tháng, giữa cái nóng hầm hập của thời tiết mùa hè, bà Nhâm vẫn phải ngồi bên bếp lửa, nhễ nhại mồ hôi mới nấu xong được bữa cơm. Hồi ấy, điện vẫn chưa về với gia đình bà. Giờ đây, khi điện được kéo về, gia đình bà Nhâm cũng sắm sửa được chiếc nồi cơm điện để giúp việc bếp núc đỡ cơ cực.
Căn nhà của gia đình bà Nhâm, ông Sỹ giờ đây ngập tràn ánh sáng đèn điện.
Ông Nguyễn Văn Sỹ (64 tuổi, chồng bà Nhâm) là một người rất hâm mộ các chương trình thể thao, tin tức thời sự trong nước cũng như quốc tế. Trước đây, khi chưa có điện, thỉnh thoảng ông lại phải vượt quãng đường vài trăm mét xuống đường lớn, ghé vào nhà người quen để theo dõi nhờ.
"Tuy nhiên, từ khi có điện, tôi cũng sắm sửa được cái ti vi để theo dõi tình hình thời sự trong nước và thế giới, nắm bắt được chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước", ông Sỹ chia sẻ.
Bản thân gia đình cũng có chăn nuôi bò, lợn nên những chương trình hướng dẫn, dạy nhà nông cách làm giàu ông Sỹ cũng rất hay theo dõi. Ông bảo, qua những chương trình trên, bản thân ông có thêm kiến thực để áp dụng vào thực tế cuộc sống.
Gia đình bà Nguyễn Thị Bon (58 tuổi, người dân tộc Mường, trú tại xóm Lòn) cũng là một trong những hộ gia đình mới được hưởng ánh sáng từ điện lưới quốc gia.
Tối ngày 27/4, khi nhiều người dân ở xóm Lòn đã say ngủ, vợ chồng bà Bon vẫn tập trung bên chiếc ti vi để theo dõi những tin tức về bão lụt. Theo bà Bon, trước kia, người dân xóm Lòn phải kéo nhờ điện để sinh hoạt, do đường điện yếu nên sử dụng các thiết bị điện tử rất chập chờn, lúc được lúc không. Vì thế, khi có điện về, gia đình bà có thể thoải mái theo dõi các chương trình, nắm bắt thông tin.
Bà Nguyễn Thị Bon chia sẻ về những đổi thay của gia đình từ khi có điện.
Giống như nhà bà Nhâm, sau khi được hưởng ánh sáng từ điện lưới quốc gia, gia đình bà Bon cũng sắm ngay một chiếc nồi cơm điện để sử dụng. Chiếc tủ lạnh rút phích lâu ngày nay cũng đã được cắm lại điện.
Theo một vị lãnh đạo UBND xã Bình Thanh, ngày trước không điện, cuộc sống của những người dân ở xóm Lòn gặp nhiều khó khăn. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thông tin của tỉnh không đến kịp với người dân.
Bà con không biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng máy móc trong lao động sản xuất mà canh tác chủ yếu dựa theo thói quen. Con trẻ học bài qua đèn dầu hoặc nến, không được trải nghiệm các phương pháp học tiên tiến.
Từ khi có điện lưới quốc gia, trước nhất tinh thần của người dân phấn khởi, các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thông tin của tỉnh. Trẻ nhỏ được học hành trong một điều kiện tốt hơn để phát triển.
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.