pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bác sĩ nhi hướng dẫn cách tự theo dõi và chăm sóc con bị tay chân miệng tại nhà
Ảnh minh họa
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý dễ lây lan nhất là trong giai đoạn chuyển mùa. Đối tượng thường dễ mắc bệnh là trẻ em vì sức đề kháng của trẻ khá yếu. Cha mẹ cần hiểu biết đúng về bệnh để có thể ứng phó kịp thời, kiểm soát dịch bệnh một cách tốt nhất.
Dưới đây là chia sẻ từ ông Phạm Văn Đông, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Nhi khoa tại Phòng khám Nhi Đồng - Hà Nội, hướng dẫn cha mẹ tự theo dõi và chăm sóc con bị tay chân miệng, hy vọng sẽ giúp ích cho các bố mẹ.
1. Nguyên nhân
Tay chân miệng là hội chứng đặc trưng bởi nội ban ở miệng và ngoại ban ở chân tay do EnteroVirrus gây ra. - Có nhiều chủng gây ra bệnh tay chân miệng, trong đó chủng CVA16 là phổ biến. Một số chủng khác như CVA5, CVA10.
Một vài báo cáo mới từ Trung Quốc còn cho thấy các tác nhân từ chủng EV71 và CVA16 sang CVA6. Ở VN đa phần mắc chủng EV71. Nhưng những chủng khác là ít mắc chứ không phải là không xuất hiện. Do vậy, trong 1 đợt dịch, hoặc sau 1 năm con hoàn toàn có thể bị lại.
2. Cách tay chân miệng (HFMD) lây nhiễm
- Lây qua phân, miệng, đường hô hấp.
- Lây qua tiếp xúc với dịch tiết từ miệng, hô hấp và dịch bóng nước ở da.
3. Các giai đoạn của bệnh
- Ủ bệnh từ 2-5 ngày, nhanh là 2 ngày, lâu là 7 ngày.
- Hay gặp ở trê nhũ nhi và trẻ em. Đặc biệt các con 5-7 tuổi dễ bị hơn.
- Giai đoạn khởi phát: từ 1-2 ngày kèm triệu chứng Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, xuất hiện tiêu chảy.
- Giai đoạn toàn phát: kéo dàu 3-10 ngày kèm các triệu chứng nội ban và ngoại ban.
- Thường sau 7 ngày bệnh sẽ thuyên giảm 70-80%.
4. Dấu hiệu nhận biết
- Toàn thân:
+ Rối loạn thần kinh thực vật như vã mồ hôi, lạnh, đốm da, có thể có nhịp tim nhanh.
+ Tiền triệu chứng có sốt nhẹ (thường dưới 38,3), buồn nôn, tiêu chảy.
- Tại miệng:
+ Miệng khó chịu, đau họng, biếng ăn hơn.
- Qua giai đoạn ủ bệnh sẽ thấy các triệu chứng như:
Nội ban tại miệng:
+ Tổn thương ở lưỡi và niêm mạc miệng. Ban đầu là vết đỏ, sau đó tiến triển thành bóng nước quanh bởi 1 quầng mỏng ban đỏ. Đường kính tầm 1-5ml.
+ Bóng nước đê bị vỡ thành các vết loét trên niêm mạc, bề mặt hơi vàng xám và vòng hồng ban bên ngoài.
Ngoại ban tại chân tay
+ Xuất hiện các vết, nốt, dát sần, bóng nước. Có thể xuất hiện tất cả các nhận biết này.
+ Bóng nước xuất hiện từ vềt dát trên da, bóng nước có chất lỏng trong suốt hoặc đục, bao quanh bởi hồng ban mỏng.
+ Tổn thương trên da không ngứa, không đau và hết sau 3-4 ngày.
- Vị trí mọc
+ Bàn tay: mặt lưng của các ngón, vùng gian ngón, lòng bàn tay.
+ Bàn chân: mặt lưng các ngón chân, bờ bên của bàn chân, gan chân, gót chân.
+ Mọc thêm cả ở: Mông, đùi trên và cánh tay.
5. Xét nghiệm cần chú ý
- Xét nghiệm công thức máu, ở thể nhẹ bạch cầu trong giới hạn bình thường. Nếu bạch cầu tăng trên 16.000/mm3 thường sẽ liên quan tới biến chứng.
6. Theo dõi biến chứng thần kinh
- Giật mình chới với trong thời gian ngắn 1-2s, chủ yếu ở tay và chân. Dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hoặc khi co con nằm ngửa.
- Các biểu hiện nặng khác mẹ cần cho con đi khám luôn.
7. Điều trị triệu chứng
- Hạ sốt thông thường bằng paracetamon với liều 15mg/kg.
- Vệ sinh răng miệng tránh các nội ban bị nhiễm khuẩn.
- Vệ sinh vùng ngoại ban trên da, mụn bóng nước bằng Povidone iod hoặc xanhmethylen.
- Bôi các mụn bóng nước, ngoại ban bằng các loại gel có tính kháng khuẩn tốt ngoài da để nhanh khô bóng nước và hạn chế bóng vỡ lây nhiễm.
- Bổ sung tăng đề kháng bằng vitamin C và Vitamin tổng hợp.
- Nếu con bị tiêu chảy nặng thì xem xét cho con đi khám để bác sĩ kê thuốc điều trị (nếu phân lỏng, tình trạng nhẹ thì theo dõi thêm, chưa cần dùng gì, sau tự khỏi).
- Nếu các nội ban ở miệng làm ảnh hưởng đến ăn uống thì bôi thêm gel chống nhiệt miệng để tránh sót, khó chịu khi ăn. Bôi trước khi ăn tầm 30 phút.
- Điều trị biến chứng mẹ cần cho con theo dõi và điều trị tích cực tại viện.
8. Chăm sóc tại nhà
- Bị chân tay miệng vẫn tắm bình thường. Tắm khi không sốt, tắm tránh xối nước vào vùng mụn bóng nước.
- Ăn đồ mềm dễ tiêu hoá, dễ nhai, dễ nuốt.
- Uống đủ nước theo công thức trung bình 50ml/kg.
- Không vận động nhiều để da tiết mồ hôi.
- Giữ thoáng vùng da tổn thương.
Trên đây là những thông tin để mẹ tự theo dõi và chăm sóc con bị tay chân miệng, chỉ áp dụng cho độ 1, từ độ 2 mẹ phải cho con đi viện nhé.