pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái - Bóng tối của đại dịch
Đó là nhận định của bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam. Theo bà Kitahara, không chỉ bị bạo hành gia đình, phụ nữ và trẻ em gái còn phải đối mặt với các hình thức bạo lực trên cơ sở giới khác như bị tấn công và lạm dụng tình dục. Vấn đề này đã được chứng minh qua các đại dịch xảy ra trên thế giới trước đây. Dịch do virus Zika 2015-2016, dịch bệnh do virus Ebola gây ra những năm 2013-2016 ở Tây Phi khiến gia tăng các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực này. Đại dịch Covid-19 cũng không phải ngoại lệ.
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam
Bà Kitahara nhấn mạnh, dịch bệnh làm gia tăng nguy cơ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái do các xung đột trong gia đình phát sinh vì mất việc làm, giảm thu nhập, lo lắng về an ninh lương thực hay lo ngại bị nhiễm virus, các vấn đề về sức khỏe tâm thần… Giai đoạn hạn chế đi lại và giãn cách xã hội do dịch bệnh khiến cả nạn nhân và những kẻ gây ra bạo lực ở cùng nhau cả ngày lẫn đêm. Điều này khiến nạn nhân có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nhờ can thiệp hay giúp đỡ từ người khác.
Đồng quan điểm này, TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, cho biết, bạo lực trên cơ sở giới là vấn đề nhức nhối trên thế giới. Vấn đề này kéo dài từ lâu và càng trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch Covid-19. Nguyên nhân chính là do sinh kế bị ảnh hưởng, làm nảy sinh tâm lý bức bối, khó kiểm soát với nhiều người và bạo lực rất dễ xảy ra, nhất là trong những gia đình từng xảy ra các sự việc bạo lực.
Nỗi đau đến từ "24 giờ bên nhau"
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam:
"Điều mà tôi quan ngại là việc lạm dụng, bạo lực có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong thời gian này do nạn nhân không thể chạy ra khỏi nhà hoặc đi làm, hoặc đến nhà của người thân trong thời gian giãn cách xã hội".
Theo Liên hợp quốc, việc phong tỏa tại nhiều quốc gia là một biện pháp bảo vệ nhưng nó còn mang đến một "đại dịch" khác: bạo lực đối với phụ nữ. Các trường hợp về bạo lực gia đình tăng từ 30% đến 50% ở nhiều quốc gia trong bão dịch Covid-19.
Còn theo báo cáo "100 ngày đầu tiên của đại dịch Covid-19 ở châu Á-Thái Bình Dương: Một góc nhìn về giới" của UN Women (từ ngày 1/1 đến 9/4/2020), số vụ bạo lực gia đình ở Trung Quốc tăng gấp 3 lần trong thời kỳ dịch hoành hành. Hơn 37% phụ nữ ở Nam Á, 40% phụ nữ ở Đông Nam Á và 68% phụ nữ ở khu vực Thái Bình Dương bị chồng hoặc bạn tình bạo hành. Đường dây nóng cho nạn nhân của bạo lực gia đình ở Malaysia đã báo cáo các cuộc gọi tăng 57%. Tại Singapore, số cuộc gọi đến đường dây nóng trợ giúp phụ nữ đã tăng 33% so với năm ngoái.
Ngày 12/4/2020, tổ chức Refuge hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành lớn nhất nước Anh, cho biết, số lượng cuộc gọi đến đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực đã tăng 700% so với trước. Còn theo hãng tin CNN, tại Mỹ, số lượng cuộc gọi báo cáo các vụ bạo lực tăng gấp đôi trong thời gian vừa qua.
Gánh nặng của người trong cuộc
Đại dịch Covid-19 bùng phát gây áp lực lên đôi vai vốn đã nặng trĩu vì bất bình đẳng giới của người phụ nữ. Tình trạng đó trở nên tồi tệ hơn rất nhiều trong trường hợp bị cô lập như một hệ quả ngoài ý muốn của lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội.
"Sau hơn 30 năm chung sống, bạo lực thể xác đã trở thành một phần trong cuộc sống của tôi. Nó quen thuộc như không khí tôi hít thở. Tôi không biết phải làm gì để thay đổi điều đó", Laila, một phụ nữ Tunisia, chia sẻ với phóng viên báo Đức Deutsche Welle. Khi dịch lan rộng, chính phủ ra lệnh hạn chế đi lại và chồng Laila buộc phải ở nhà, không đi làm. Điều đó đồng nghĩa rằng, Laila tiếp tục phải gánh chịu những trận đòn từ chồng mình.
Laila không phải là người phụ nữ duy nhất. Cô Aisha ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, chồng đánh đập cô và các con mỗi ngày. Aisha lo ngại rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể triển khai nhiều giải pháp cứng rắn hơn nữa để ngăn chặn đại dịch Covid-19, bao gồm cả lệnh giới nghiêm. Điều đó buộc cô không thể đi làm và phải ở nhà với chồng. "Tôi chắc chắn rằng, sẽ bị đánh đập và quấy rối nhiều hơn hiện tại. Tôi không muốn điều này xảy ra", Aisha nói.
TS. Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội
Bà Khuất Thu Hồng cho biết, ở Việt Nam, các tổ chức hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực như Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), Ngôi nhà Bình yên của Hội LHPN Việt Nam, đều ghi nhận số người gọi đến đường dây nóng yêu cầu hỗ trợ do bạo lực gia đình tăng lên đáng kể từ khi dịch xảy ra.
Tôi biết một số phụ nữ xin được đi làm thay vì ở nhà trong khi cả nước thực hiện giãn cách xã hội. Họ thà bị nhiễm corona virus còn hơn ở nhà đối diện với người chồng bạo lực. Họ nói nhiễm virus chưa chắc đã chết nhưng bị đánh có thể mất mạng
TS. Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội
Theo báo cáo "100 ngày đầu tiên của đại dịch Covid-19 ở châu Á-Thái Bình Dương: Một góc nhìn về giới", bạo lực còn xảy ra tại nơi làm việc, đặc biệt gia tăng ở các cơ sở y tế do sự căng thẳng trầm trọng và kéo dài. Tại Trung Quốc đã xảy ra tình trạng bạo lực thể chất và tinh thần đối với nhân viên y tế, nhất là nữ nhân viên trong các đơn vị chống dịch. Tại Singapore, một số nhân viên y tế bị quấy rối tại các địa điểm công cộng và trên tàu xe.
Bài sau: Gian nan hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trong mùa dịch

Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.
Xem nhiều nhất

Cách để tận hưởng cuộc sống độc thân vui vẻ
Độc thân không có nghĩa là cô đơn hay lẻ loi. Ngược lại, đây có thể là khoảng thời gian tuyệt vời để mỗi người khám phá bản thân, tận hưởng cuộc sống theo cách riêng.

Hạnh phúc giản đơn mang tên phụ nữ
Hạnh phúc của phụ nữ giản dị vô cùng. Một cái đan tay, một chiếc ôm, một nụ hôn, một lời nói ngọt ngào và đôi khi, chỉ là một ánh nhìn, một nụ cười của người thân yêu cũng đủ làm nên niềm vui của phụ nữ.

Người bạn tri kỷ giữa tỉ người dưng
Tôi nhận ra, giữa tỉ người dưng, nó và vợ nó chân thành yêu thương, lo lắng cho tôi đến vậy, thì sao tôi phải tuyệt vọng, bi quan vì kẻ cạn tình?

Chăm sóc mẹ già bị lẫn
Nghỉ hưu, chị Nguyễn Thị Lụa phải đối diện với thực tế mẹ chồng ngày càng bị lẫn, không còn nhớ con cháu là ai. Chị ví việc chăm mẹ già như chăm em bé nhưng khác ở chỗ, em bé thì lớn lên mỗi ngày, còn mẹ chồng chị lại dần quên đi tất cả.

Audio: Thấy con dâu bị bắt nạt, mẹ chồng đuổi thẳng con trai ra khỏi nhà
Tôi không ngờ mẹ chồng lại là người công tâm đến thế. Nếu biết trước, tôi đã mách mẹ về những tính cách xấu xí của chồng mình từ lâu rồi.
TIN NỔI BẬT

Kỳ họp thứ 9 khai mạc ngày 5/5, Quốc hội sẽ xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh
Căn cứ quy định của pháp luật, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, khai mạc vào ngày 05/5/2025 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 28/6/2025. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Những người mẹ Bàn Cờ góp phần làm nên Mùa xuân đại thắng
“Có người mẹ Bàn Cờ/tay gầy tóc bạc phơ”, xin mượn 2 câu đầu trong bài thơ “Người mẹ Bàn Cờ” của tác giả Nguyễn Kim Ngân để bày tỏ lòng tri ân những người mẹ, những người phụ nữ đã không sợ hiểm nguy, che giấu chiến sĩ biệt động giữa lòng đô thị, góp phần vào đại thắng mùa xuân năm 1975.

Khách hàng lắc đầu với gói vay mua nhà lãi suất thấp
Mới đây, chị Hoàng Thuỳ Linh (32 tuổi), một giáo viên dạy tiếng Anh tại Hà Nội đã liên hệ với một số ngân hàng để hỏi các gói vay ưu đãi mua nhà. Tuy nhiên, chị Linh nhận thấy, các gói vay này chưa thật sự hỗ trợ được người đi vay.

Vụ mẹ nghi sát hại con để trục lợi tiền bảo hiểm: Sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức
TS.LS Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, cho rằng, sát hại con đẻ của mình để trục lợi bảo hiểm là hành vi vô cùng nhẫn tâm, mất tính người và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm khắc nhất của pháp luật.

Chuyện áo dài và những dấu chấm phá của Thủy Nguyễn
Trong làng thời trang Việt Nam, Thủy Nguyễn là một nghệ sĩ đa tài, kết hợp tinh tế giữa hội họa và thiết kế thời trang. Với niềm đam mê chất liệu lụa và gấm truyền thống, chị đã tạo nên những bộ sưu tập tôn vinh văn hóa Việt, đồng thời mang hơi thở hiện đại, phù hợp với xu hướng quốc tế. Mỗi thiết kế của Thủy Nguyễn đều ẩn chứa một câu chuyện, một thông điệp văn hóa gửi gắm đến người mặc, đặc biệt là thế hệ trẻ.

"Bài học lớn nhất vợ chồng tôi muốn để lại cho các con là tình yêu thương"
Anh Nguyễn Ngọc Bản (40 tuổi) và chị Đinh Song Bách Xuân (42 tuổi) đã kết hôn được 18 năm với biết bao kỷ niệm đẹp về tình yêu thương. Hiện anh chị sống ở thành phố Đà Nẵng cùng với 3 con.

Sử dụng chatbot để chia sẻ cảm xúc
Taylee Johnson, một cô bé 14 tuổi sống gần Nashville, Tennessee (Mỹ), gần đây đã trò chuyện với Troodi. Cô bé tâm sự về nỗi lo khi chuyển đến khu phố mới, xa bạn bè và áp lực từ bài kiểm tra khoa học sắp tới.

Truyện ngắn: Hạnh phúc
Dù hạnh phúc ấy âm thầm và mang theo nỗi đau. Em quả may mắn khi có những người như Biên làm bạn.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Nở rộ xu hướng để con thứ hai mang họ mẹ
Khi con trai chào đời vào năm 2020, cả hai bên gia đình của Triệu Văn, một chuyên gia tài chính ở Trung Quốc, đều mong muốn cậu bé mang họ của ...

Chăm sóc mẹ già bị lẫn
Nghỉ hưu, chị Nguyễn Thị Lụa phải đối diện với thực tế mẹ chồng ngày càng bị lẫn, không còn nhớ con cháu là ai. Chị ví việc chăm mẹ già như chăm em bé nhưng khác ở chỗ, em bé thì lớn lên mỗi ngày, còn mẹ chồng chị lại dần quên đi tất cả.

Audio: Thấy con dâu bị bắt nạt, mẹ chồng đuổi thẳng con trai ra khỏi nhà
Tôi không ngờ mẹ chồng lại là người công tâm đến thế. Nếu biết trước, tôi đã mách mẹ về những tính cách xấu xí của chồng mình từ lâu rồi.

Cách để tận hưởng cuộc sống độc thân vui vẻ
Độc thân không có nghĩa là cô đơn hay lẻ loi. Ngược lại, đây có thể là khoảng thời gian tuyệt vời để mỗi người khám phá bản thân, tận hưởng cuộc sống theo cách riêng.

Người bạn tri kỷ giữa tỉ người dưng
Tôi nhận ra, giữa tỉ người dưng, nó và vợ nó chân thành yêu thương, lo lắng cho tôi đến vậy, thì sao tôi phải tuyệt vọng, bi quan vì kẻ cạn tình?

Hạnh phúc giản đơn mang tên phụ nữ
Hạnh phúc của phụ nữ giản dị vô cùng. Một cái đan tay, một chiếc ôm, một nụ hôn, một lời nói ngọt ngào và đôi khi, chỉ là một ánh nhìn, một nụ cười của người thân yêu cũng đủ làm nên niềm vui của phụ nữ.

Audio: Phát hiện điều khác lạ ở chồng mới cưới, luôn tính kế chiếm đoạt tài sản nhà vợ
Đọc đoạn tin nhắn ấy xong, bỗng dưng tôi thở phào vì sớm khẳng định bộ mặt thật của người đàn ông mình đang gọi là chồng, luôn tính kế chiếm đoạt tài sản nhà vợ.

Gia đình Thúy Hạnh - Minh Khang: Nhà có 3 "nàng tiên" và 1 người đàn ông hạnh phúc
Trong giới showbiz Việt, gia đình Thúy Hạnh - Minh Khang là hình mẫu của một tổ ấm hiện đại. Ở đây, Thúy Hạnh không bị ràng buộc bởi những khuôn mẫu, thay vào đó, cô được chồng và các con ủng hộ trên mọi hành trình. Nhạc sĩ Minh Khang không xem sự thành công của vợ là áp lực, mà coi đó là niềm tự hào.
Đọc thêm

Podcast: Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các con
Chuyên gia tâm lý Dương Thị Thu Hà - Phó Viện trưởng Viện Tâm lý đời sống - chia sẻ về vai trò của gia đình trong việc định hình tâm lý và cảm xúc của con trẻ và một số giải pháp để trẻ được lớn lên trong sự yêu thương trọn vẹn.

Podcast: Kỹ năng ứng phó với thiên tai
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến nay, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 21/22 loại hình thiên tai với gần 700 trận thiên tai, khiến hơn 400 người thiệt mạng, tập trung chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Podcast: Hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ tử vong ở thế hệ sau của những cặp vợ chồng cùng huyết thống là rất cao, gấp 3 lần so với những người bình thường. Còn tỷ lệ trẻ em bị dị tật còn cao hơn nữa, gấp khoảng 5 đến 6 lần.

Podcast: Phân loại rác thải tại nguồn
Phân loại rác thải từ hộ gia đình đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng rác thải phát sinh ra môi trường, đồng thời tăng hiệu quả xử lý và tái chế các loại rác, là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống, tạo nền tảng cho một tương lai xanh và bền vững.