Bảo vệ trẻ khỏi 4 căn bệnh thường gặp vào mùa thu

Allen
23/08/2022 - 09:23
Mùa tựu trường bắt đầu đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm của trẻ cũng tăng cao. Nhiệt độ mát hơn, môi trường sinh hoạt tập thể,... giúp vi sinh vật có điều kiện phát triển thuận lợi.

Thật không may là sự dễ chịu của thời tiết đầu mùa thu có thể mang theo những cơn "ốm vặt" khó chịu cho trẻ. Nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh những bệnh thường gặp vào mùa thu này.

1. Hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud là sự co thắt mạch của bàn tay khi gặp lạnh hoặc stress tâm lý, gây khó chịu và thay đổi màu sắc (nhợt, xanh, ban đỏ hoặc kết hợp) ở một hay nhiều ngón tay. Thỉnh thoảng, các bộ phận khác (ví dụ như mũi, lưỡi) bị ảnh hưởng.

Với mùa thu, nhiệt độ giảm có thể khiến tuần hoàn kém và bệnh thường xuất hiện như một đợt cấp. Bất kì trẻ nào có vấn đề tim hoặc tuần hoàn kém sẽ cảm thấy khó chịu hơn. Tốt nhất bạn nên khuyến khích trẻ vận động nhiều và giữ cho tuần hoàn máu được lưu thông để ngăn chặn tình trạng sụt giảm thân nhiệt.

2. Cúm

Cúm là loại virus phổ biến khi thay đổi thời tiết, nhất là vào những tháng nhiệt độ giảm - và đó cũng là lý do tại sao mùa thu cũng được gọi là mùa cúm.

Đối với hầu hết mọi người thì cúm có thể kéo dài vài ngày khiến bạn mệt mỏi với các triệu chứng như ho, sốt, chảy mũi,... Ở trẻ em, giai đoạn đầu của bệnh cúm, trẻ thường có các triệu chứng như sốt nhẹ (dưới 38 độ C), khó thở, khụt khịt, chảy nước mũi (không có màu), ho nhẹ (thường không có đờm), hắt hơi,... Ở giai đoạn này, bé vẫn sinh hoạt và ăn uống bình thường.

Bảo vệ trẻ khỏi 4 căn bệnh thường gặp vào mùa thu - Ảnh 2.

Đối với hầu hết mọi người thì cúm có thể kéo dài vài ngày khiến bạn mệt mỏi với các triệu chứng như ho, sốt, chảy mũi (Ảnh: Internet)

Nếu việc điều trị các triệu chứng trên được thực hiện sớm, sẽ ngăn được các giai đoạn của bệnh cảm cúm tiếp theo phát triển, đồng thời làm giảm cảm giác khó chịu cho bé. Trong trường hợp trẻ bị sốt, có thể sử dụng paracetamol theo liều lượng phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của bé.

Để phòng ngừa, tốt nhất bạn cần cho trẻ tiêm phòng định kì hàng năm khi trẻ đủ 6 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra còn có một số biện pháp phòng ngừa cúm khác để bảo vệ trẻ như:

- Tránh để bé tiếp xúc với người bị cúm

- Hình thành thói quen rửa tay cho trẻ trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh,...

- Vệ sinh mũi cho trẻ

- Thời tiết hanh, khô có thể sử dụng thêm máy bù ẩm để cung cấp độ ẩm cho trẻ giúp trẻ phòng ngừa cảm cúm

- Cha mẹ cần làm sạch đồ chơi cho trẻ

- Cho trẻ nghỉ học khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bị cảm cúm.

Không chỉ cúm, các bệnh đường hô hấp khác cũng xuất hiện nhiều vào mùa tựu trường khi trẻ tiếp xúc với nhau nhiều hơn sau thời gian dài nghỉ hè. Đặc biệt là năm nay khi dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt thì các biện pháp phòng ngừa thêm như đeo khẩu trang, giữ gìn vệ sinh, rửa tay thường xuyên cũng nên hướng dẫn để trẻ thực hiện.

3. Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)

Rối loạn cảm xúc theo mùa hay trầm cảm theo mùa là cảm giác buồn chán do nhiều yếu tố khách quan (thời tiết lạnh hơn, ngày ngắn hơn,..) hay chủ quan gây ra. Những cảm xúc không vui này có thể khiến sức khỏe thể chất và khả năng chăm sóc bản thân giảm xuống ở trẻ. Và mặc dù những nguyên nhân chính xác gây ra SAD vẫn chưa thực sự được làm sáng tỏ nhưng SAD ít nhất bị ảnh hưởng một phần do thiếu ánh sáng tự nhiên.

Bảo vệ trẻ khỏi 4 căn bệnh thường gặp vào mùa thu - Ảnh 3.

Rối loạn cảm xúc theo mùa hay trầm cảm theo mùa là cảm giác buồn chán do nhiều yếu tố khách quan (thời tiết lạnh hơn, ngày ngắn hơn,...) hay chủ quan gây ra (Ảnh: Internet)

Vì thế mà một phương pháp điều trị phổ biến chính là liệu pháp ánh sáng. Bạn nên cho trẻ vui chơi ngoài trời nhiều hơn, tiếp xúc với xã hội, bạn bè, nói chuyện với trẻ để phòng tránh SAD hiệu quả.

4. Dị ứng theo mùa

Độ ẩm cao vào mùa thu kèm theo phấn hoa, nấm mốc tăng lên có thể gây là dị ứng ở trẻ. Dị ứng mùa thu ở trẻ có thể xảy ra hàng năm nên phụ huynh có thể chuẩn bị trước nhiều biện pháp giúp giảm khó chịu ở trẻ. Nếu tình trạng không được cải thiện, cha mẹ nên nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ. 

Các dấu hiệu dị ứng điển hình:

- Trẻ xuất hiện nổi mẩn toàn thân, nổi mề đay, phát ban.

- Khi trẻ bị ngứa ngáy trên da khiến trẻ khó chịu.

- Dấu hiệu trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi.

- Các trường hợp trẻ thở hơi, thở khó, hắt hơi.

- Có thể xảy ra triệu chứng mắt đổ ghèn, sưng đỏ ở trẻ.

Chứng bệnh dị ứng ở trẻ nhỏ không có thuốc đặc trị hay vaccine phòng ngừa. Vì vậy, phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh đơn giản có thể đem lại hiệu quả giúp trẻ dễ dàng thoát khỏi bệnh hoặc làm giảm tình trạng bệnh của trẻ thông qua việc:

- Xác định chính xác dị nguyên gây bệnh

- Bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng và làm mềm mát da

- Chú ý tới việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ.

Nhìn chung, có nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ có thể xảy ra vào mùa thu, điều quan trọng là cha mẹ cần giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch bằng việc vận động thể chất, dinh dưỡng cân bằng và quan sát các dấu hiệu bất thường để có can thiệp phù hợp. 

Nguồn dịch: Protect Your Kids from These 4 Common Fall Illnesses

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm