Bệnh viện E chính thức đưa hệ thống tư vấn khám chữa bệnh từ xa vào hoạt động

Linh Trần
14/09/2020 - 20:11
Bệnh viện E chính thức đưa hệ thống tư vấn khám chữa bệnh từ xa vào hoạt động

Các chuyên gia thực hiện tư vấn khám chữa bệnh từ xa tại BV (ảnh: Linh Trần)

Hệ thống Telehealth, thuộc dự án khám chữa bệnh từ xa đã được Bệnh viện E chính thức đưa vào hoạt động. Hệ thống sẽ giúp các bệnh viện tuyến dưới tiếp cận các kỹ thuật mới dễ dàng, thuận tiện hơn để điều trị cho bệnh nhân.

Ngày 14/9/2020, GS.TS Lê Ngọc Thành (Giám đốc Bệnh viện E) cho biết, Bệnh viện đã chính thức khai trương và đưa hệ thống Telehealth thuộc dự án khám chữa bệnh từ xa vào hoạt động.

Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, Bệnh viện E thực hiện sẽ kết nối hệ thống khám chữa bệnh từ xa với gần 80 cơ sở y tế. Trong đó, có 21 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, 54 bệnh viện tuyến huyện và trung tâm y tế tuyến huyện, bệnh viện tư nhân. Đặc biệt, có rất nhiều bệnh viện tuyến huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như Bù Đốp (Bình Phước), Mường Nhé, Mường Chà, Mường Ảng, Nầm Pồ (tỉnh Điện Biên), Nầm Nhùm, Sìn Hồ, Tam Đường, Than Uyên (Lai Châu)…

Ngay trong buổi khai trương, Bệnh viện E hội trực tuyến các ca: Tiểu phẫu mổ tim tại Bệnh viện đa khoa Thái Bình; kỹ thuật cột sống tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc (Thanh Hóa); nội soi tiêu hóa tại Trung tâm y tế huyện Tam Đường (Lai Châu). Theo đó, tại đầu bệnh viện tuyến dưới, các bác sĩ sẽ trình bày hồ sơ bệnh án, kết quả kiểm tra, chụp chiếu, giải bệnh (nếu có), chẩn đoán và phương pháp điều trị cho bệnh nhân. Tại đầu cầu Bệnh viện E, các chuyên gia sẽ tiến hành hội thảo, thảo luận cân nhắc kỹ thuật để đưa ra các lựa chọn và phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.

GS.TS Lê Ngọc Thành cho hay, nhằm hỗ trợ các ca bệnh khó ở tuyến dưới, từ nhiều năm nay các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện E đã thực hiện tư vấn, chữa bệnh, hội chẩn từ xa bằng nhiều hình thức như telemedicine, qua điện thoại, zalo, viber… Từ đó, tìm ra phương pháp và sử dụng tối đa cho người bệnh. Đến nay, Bệnh viện E đã hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới làm nhiều kỹ năng như: Tim mạch cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình; can thiệp Tim mạch cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang; phẫu thuật nội soi khớp gối; nội soi tiêu hóa can thiệp; điều khiển sợi huyết trong bệnh viện…

Ngoài ra, Bệnh viện còn hợp tác quốc tế với các bệnh viện của Nhật Bản, Úc, Pháp, Mỹ để tổ chức và tham gia hội thảo giữa các bệnh viện quốc tế. Từ đó giúp cứu sống được nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, não bộ, thần kinh,..."Hệ thống Telehealth sẽ giúp các bệnh viện tuyến dưới tiếp cận các kỹ thuật mới dễ dàng, tiện lợi hơn. Đồng thời, giảm chi phí trong cập nhật kiến thức và các kỹ thuật mới của Bệnh viện E và các bệnh viện tham gia hệ thống", bác sĩ Thành chia sẻ.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, hệ thống hỗ trợ, tư vấn, chữa bệnh từ xa (Telehealth) do Tập đoàn Viettel chủ trì xây dựng với  đầy đủ các lĩnh vực theo tiêu chuẩn hệ thống khám chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế. Hệ thống đã được triển khai tại nhiều bệnh viện, trong đó có Bệnh viện E. Khi triển khai Hệ thống này trên toàn quốc sẽ tiết kiệm cho xã hội và ngành y tế hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Tính đến nay, Viettel đồng hành cùng Bộ Y tế và các bệnh viện hoàn thành trước mục tiêu của Đề án Khám chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020 -2025 và kết nối 1.000 điểm trước ngày 15/9/2020.

Trong thời gian tới, Viettel sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống bằng việc đưa ra các ứng dụng của các công nghệ mới như: Trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc chẩn đoán hình ảnh, chỉ ra những bệnh án thường gặp, hạn chế ro rủi ro; công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big Data), giúp bác sĩ đưa ra quyết định dựa trên lịch sử dụng các bệnh án trước.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm