Biết lý do con hay dậy lúc nửa đêm, mẹ xấu hổ vì đã lơ là chuyện dạy con

Hiểu Đan
27/06/2022 - 10:03
Có một câu chuyện được chia sẻ trên một diễn đàn mới đây khiến nhiều phụ huynh giật mình.

Chuyện một đứa trẻ mới lớn quan tâm tới những vấn đề giới tính không còn là điều xa lạ hay chủ đề cấm kỵ trong cách nuôi dạy trẻ hiện đại, nhưng việc phải đối thoại với con như thế nào vẫn luôn là một thách thức vừa khó khăn vừa nhạy cảm đối với cha mẹ. Đặc biệt là khi con cái vô tình thấy cảnh cha mẹ làm chuyện nhạy cảm.

Có một câu chuyện được chia sẻ trên một diễn đàn mới đây khiến nhiều phụ huynh giật mình. Sự việc là như vậy, Tiểu Minh, Trung Quốc, (tên đã được thay đổi) vốn ngủ riêng với cha mẹ từ hồi 3 tuổi. Nhưng gần đây, bà mẹ luôn nghe tiếng đứa trẻ lục tục thức dậy lúc nửa đêm, không biết con bị làm sao. Đầu tiên, cô nghĩ là con đi vệ sinh, nhưng sau khi biết lý do đã đỏ bừng mặt vì xấu hổ.

Bà mẹ hỏi con gái: Sao dạo này hay dậy nửa đêm? Nghe câu trả lời của đứa trẻ, người mẹ đỏ mặt xấu hổ - Ảnh 1.

Khi được hỏi, gần đây tại sao con luôn thức dậy giữa chừng, đứa trẻ với vẻ mặt khó hiểu nói với mẹ: "Vì con thấy đêm nào bố cũng đè lên người mẹ. Con không biết vì sao nên con chỉ ra xem thử". Người mẹ nghe xong mặt đỏ bừng bừng, lập tức bàn với chồng nên bắt đầu cho trẻ có nhận thức về giới tính, đồng thời chú ý hướng dẫn, bổ sung kiến thức giới tính cho trẻ.

Mặc dù rất ngại ngùng khi đối mặt với những câu hỏi của con gái nhưng người mẹ đã chấp nhận bỏ qua để đối mặt với việc giáo dục giới tính của con gái, chủ động giải quyết những thắc mắc của con mình. Đây là điều đáng học hỏi.

Một số trẻ em chưa có nhận thức về giới tính nên không biết hành vi của mình hoặc của người khác có ý nghĩa như thế nào, dẫn đến trẻ xấu hổ, ám ảnh hoặc bị xâm hại nhưng không hề hay biết. Đây là hậu quả vô cùng lớn của việc thiếu giáo dục giới tính cho trẻ em. Để trẻ biết sự khác biệt giữa các giới tính có thể khiến trẻ chú ý hơn đến hành vi của bản thân và hiểu được tầm quan trọng của sự tôn trọng người khác.

Trước sự tò mò về tình dục của trẻ, trước tiên cha mẹ nên hạ thấp tư thế, không nên cáu kỉnh, nói cho trẻ biết chuyện gì đang xảy ra và đối mặt với sự khác biệt giữa nam và nữ.

Bà mẹ hỏi con gái: Sao dạo này hay dậy nửa đêm? Nghe câu trả lời của đứa trẻ, người mẹ đỏ mặt xấu hổ - Ảnh 2.

Nhiều bậc cha mẹ thừa nhận rằng họ cảm thấy xấu hổ khi nói chuyện với con cái về tình dục. "Hầu hết chúng ta không có những bậc cha mẹ nói chuyện với mình về tình dục, vì vậy chúng ta thiếu những kỹ năng để thảo luận về nó với con mình"- Tiến sĩ Debra W. Haffner, tác giả cuốn From Diapers to Dating: A Parent's Guide to Raising Sexually Healthy Children nhận định.

Tuy nhiên, bạn nên đi bao xa khi trò chuyện với con về vấn đề này? Nói quá ít có thể khiến trẻ bối rối nhiều hơn; nói quá nhiều có thể làm trẻ choáng ngợp. Phụ huynh cần xác định chính xác những câu hỏi phổ biến nhất mà trẻ hỏi và chia nhỏ câu trả lời thành hai mức: Tiết lộ tối thiểu (thông tin sơ sài mà trẻ cần nghe) và tiết lộ tối đa (khi bạn và con bạn cảm thấy đủ thoải mái để khám phá chủ đề sâu hơn).

Nên trả lời với con thế nào?

Trả lời theo độ tuổi của trẻ

Trong độ tuổi 3-5: Cha mẹ không cần nói quá nhiều khi trẻ đề cập tới vấn đề nhạy cảm này, miễn là giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ bản thân cơ bản như đâu là chỗ kín trên cơ thể, bộ phận của bé mà người lạ không được động chạm vào…

Từ 5-10 tuổi: Cha mẹ có thể giải thích cho con rõ ràng vấn đề hơn như việc mang thai, sảy thai và các vấn đề khác liên quan tới giới tính.

Từ 10 tuổi trở lên: Lứa tuổi này, cha mẹ nên cởi mở hơn và nói chuyện với con về giới tính nhiều hơn để trẻ có kiến thức phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, tự biết bảo vệ mình khỏi nạn ấu dâm…

Không trốn tránh vấn đề nhạy cảm

Từ sau tuổi lên 5, cha mẹ không nên lảng tránh những câu hỏi nhạy cảm về giới tính của con. Bởi khi con đặt những câu hỏi như vậy nghĩa là con đã nghe thấy thông tin từ người khác hoặc nhìn thấy những hành động nhạy cảm. Hãy thẳng thắn trả lời con và tùy từng độ tuổi để nói sơ qua hay đi sâu vào vấn đề. Nếu cha mẹ không có câu trả lời đúng đắn, trẻ sẽ dễ hiểu sai vấn đề và ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm