Bình Thuận nói gì về thông tin dự án “đất vàng” không qua thông qua đấu giá?

N.P.V
13/11/2020 - 09:25
Bình Thuận nói gì về thông tin dự án “đất vàng” không qua thông qua đấu giá?
Sau khi Báo PNVN đăng tải bài viết phản ánh về việc Bình Thuận giao dự án "đất vàng" cho doanh nghiệp không qua đấu giá, UBND tỉnh Bình Thuận đã có thông tin phản hồi về vấn đề này. Theo đó, tỉnh Bình Thuận cho rằng từ việc lựa chọn nhà đầu tư đến giao đất không qua đấu giá và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng là phù hợp quy định của pháp luật.

Trong phản hồi gửi tới PV Báo PNVN, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Thuận đã cung cấp thêm thông tin xung quanh nội dung báo nêu. Nội dung xoay quanh một số vấn đề như lụa chọn nhà đầu thư, giao đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng...

Giải thích về việc chọn nhà đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Biển Quê Hương, năm 2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận đã có thông báo mời gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư dự án khu du lịch cộng đồng tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam trên Báo Bình Thuận và Cổng thông tin điện tử của tỉnh, website của Sở.

Đã có 4 hồ sơ đăng ký tham gia, sau khi thẩm định, lựa chọn thì ngày 15/8/2016, Sở KHĐT  đã có Công văn số 2741/SKHĐT-HTĐT báo cáo kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư khu du lịch cộng đồng tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, đó chính là Công ty Công ty Cổ phần giao nhận vận tải và hóa chất Việt Nam. Ngày 08/9/2016, UBND tỉnh có Công văn số 3228/UBND-VXDL đồng ý cho Công ty Cổ phần giao nhận vận tải và hóa chất Việt Nam lập hồ sơ, thủ tục đầu tư dự án khu du lịch cộng đồng tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam với diện tích 12,54 ha.

Dự án chỉnh trang đô thị tại phường Đức Long và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết do Công ty Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư nằm trên khu "đất vàng".

Dự án chỉnh trang đô thị tại phường Đức Long và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết do Công ty Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư nằm trên khu "đất vàng"

Lý giải về việc vì sao không đấu giá quyền sử dụng đất tại dự án này, Bình Thuận cho rằng, dự án này có 2 phần đất, đối với phần diện tích hơn 10 ha ở xã Thuận Quý (Hàm Thuận Nam), đây là vùng khó khăn, sử dụng chính sách ưu đãi đầu tư nên không cần phải đấu giá quyền sử dụng đất.

Còn đối với hơn 2 ha còn lại của dự án ở xã Tiến Thành (TP Phan Thiết), phần này dự án triển khai công trình phục vụ mục đích công cộng, không kinh doanh" nên phần diện tích này không phải áp dụng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

Với vấn đề chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khách để đầu tư xây dựng dự án, cụ thể là việc 7,17 ha rừng phi lao 25 năm tuổi bị chặt hạ, chuyển mục đích sử dụng UBND tỉnh Bình Thuận lý giải, đây là diện tích đất rừng nhưng nằm ngoài 3 loại rừng (không phải rừng phòng hộ) nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác là phù hợp với quy định hiện hành.

Trước đó, như Báo PNVN đã phản ánh, thời gian qua dư luận xôn xao về việc UBND tỉnh Bình Thuận đã có nhiều dấu hiệu ưu ái, giao "đất vàng" cho các doanh nghiệp không qua đấu giá như dự án ấn biển tại phường Đức Long (Phan Thiết) cho công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Trường Phúc Hải.

Cụ thể, ngày 22/3/2017 UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định số 738 về phê duyệt kế hạch sử dụng đất năm 2017 của TP. Phan Thiết, trong đó có việc quy hoạch và phát triển dự án lấn biển tại phường Đức Long. Một ngày sau, tức ngày 23/3/2017 các ban ngành của tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp để quyết định việc có cho Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Trường Phúc Hải (Công ty Trường Phúc Hải) được triển khai dự án này hay không.

Chỉ ít ngày sau, ngày 28/3/2017, Sở Tài nguyên Môi trường Bình Thuận có văn bản số 1153 gửi Công ty Trường Phúc Hải với nội dung công ty đủ điều kiện thực hiện thủ tục đất đai theo quy định.

Văn bản này nêu rõ, việc thẩm định điều kiện cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì đây là loại dự án sản xuất kinh doanh sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước với đề xuất vốn thực hiện dự án của Công ty Trường Phúc Hải là 950 tỷ đồng.

Đáng chú ý, văn bản cũng nêu rõ, theo báo cáo rà soát tình hình thực hiện pháp luật đất đai của Công ty Trường Phúc Hải và rà soát hồ sơ có liên quan thì công ty chưa được cấp có thẩm quyền giao thuê đất trên địa bàn tỉnh, công ty cam kết chấp thuận tốt các quy định của pháp luật.

Để có được dự án này thì Bình Thuận phải chấp nhận “hy sinh, đốn bỏ 7,17 ha cây dương 25 năm tuổi”, tươi tốt, chắn sóng, ngăn gió, có nhiệm vụ bảo vệ môi trường, nhưng nay phải chuyển sang cho dự án du lịch của tư nhân.

Để có được dự án này thì Bình Thuận phải chấp nhận “hy sinh, đốn bỏ 7,17 ha cây dương 25 năm tuổi”, tươi tốt, chắn sóng, ngăn gió, có nhiệm vụ bảo vệ môi trường, nhưng nay phải chuyển sang cho dự án du lịch của tư nhân

Ngày 17/4/2017, UBND tỉnh Bình Thuận đã có quyết định chủ trương đầu tư số 1017 với việc chấp thuận cho Công ty Trường Phúc Hải thực hiện dự án này với yêu cầu công ty phải ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư trước thời điểm giao đất cho thuê đất.

Tiếp đó, vào ngày 7/7/2017 UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định số 1909 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long, TP. Phan Thiết.

Chỉ ít ngày sau, UBND tỉnh Bình Thuận đã có quyết định số 1943 với nội dung phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long với quy mô diện tích đất gần 123ha. Mục tiêu là xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tạo quỹ đất để sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị, mật độ dân số lên tới 18.000 người.

Ngày 7/2/2018, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có tờ trình số 99 về việc giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án. Theo nội dung tờ trình, Công ty Trường Phúc Hải đã nộp số tiền hơn 4,8 tỷ đồng theo thỏa thuận ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án đầu tư ngày 6/2/2018 của Sở Kế hoạch Đầu tư. Và từ đây, gần 123ha đất lấn biển đẹp nhất TP. Phan Thiết đã thuộc về tay Công ty Trường Phúc Hải.

Ngay sau đó, Công ty Trường Phúc Hải mở bán dự án này với tên thương mại là Hamubay Phan Thiết trên diện tích gần 123ha được tỉnh Bình Thuận quy hoạch thực hiện dự án.

Ngày 31/3/2020, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận có Kết luận thanh tra số 867 việc thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, phòng chống rửa tiền đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong đó có dự án Hamubay Phan Thiết.

Kết luận nêu rõ: "Trong quá trình thực hiện dự án Công ty Trường Phúc Hải và đơn vị kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản chưa thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, kinh doanh bất động sản".

Ngoài ra, dư luận cũng xôn xao về dự án án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương, do Công ty cổ phần Giao nhận vận tải và Hoá chất Việt Nam làm chủ đầu tư, thuộc địa bàn các xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam), xã Tiến Thành (TP. Phan Thiết), tỉnh Bình Thuận.

Trong đó, đặc biệt là dự án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương, Bình Thuận phải chấp nhận "hy sinh", đốn bỏ 7,17 ha cây dương 25 năm tuổi, tươi tốt, chắn sóng, ngăn gió, có nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm