Bữa ăn cơ bản ở các nước càng nghèo càng đắt đỏ

09/11/2017 - 21:40
Chi phí của một bữa ăn cơ bản tại những đất nước nghèo nhất thế giới có thể lên đến hàng trăm USD tính theo sức mua tương đương - theo nghiên cứu mới được thực hiện bởi Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Mastercard.

Nghiên cứu cho thấy, để có một bữa ăn cơ bản, người dân tại những quốc gia đang phát triển phải chi trả với mức bằng một ngày thu nhập, thậm chí nhiều hơn, tại những nơi có nội chiến hoặc suy thoái kinh tế.

2.jpg
Bữa ăn cơ bản ở các nước càng nghèo càng có chi phí đắt đỏ

 

Nghiên cứu dựa trên chi phí tiêu chuẩn 1,20 USD cho một đĩa đậu hầm – được coi là khẩu phần ăn cơ bản của người dân tại New York, Mỹ, tương đương với 0,6% thu nhập trung bình hàng ngày của người dân tại đây. Theo đó, nếu quy đổi tương đương với thu nhập của người dân New York, chi phí cho một đĩa đậu hầm tại các quốc gia xếp hạng thấp nhất theo nghiên cứu bao gồm: Nam Sudan (321,70 USD, tương đương 155% thu nhập bình quân hàng ngày), Nigeria (200,32 USD, tương đương 121%); Malawi (94,43 USD, tương đương 45%), Syria (190,11 USD, đương 115%), hay gần Việt Nam hơn như Nepal (27,77 USD, tương đương 13%), Lào (18,20 USD, tương đương 8.8%), Myanmar (14,61 USD, tương đương 7%), Indonesia (5,50 USD, tương đương 2,7%)…

5.jpg
Ở nhiều nước nghèo châu Phi, chi phí cho một bữa ăn cơ bản chiếm phần lớn thu nhập của một ngày làm việc, hoặc thậm chí còn nhiều hơn!

 

Một nghiên cứu khác của WFP được hỗ trợ bởi các chuyên gia dữ liệu của Mastercard đã cho thấy sự liên kết trực tiếp giữa những bữa ăn dinh dưỡng học đường và thành tựu học tập và năng suất lao động sau này. Trẻ em hưởng lợi từ dư án dinh dưỡng học đường 10 năm tại Sri Lanka sau này đã kiếm nhiều hơn 5% thu nhập khi đi làm. Phân tích về chi phí – lợi ích cũng cho thấy, 

4.jpg
Cứ mỗi USD đầu tư vào những bữa ăn học đường mang lại lợi ích kinh tế từ 3 – 10 USD.

 

“WFP và Mastercard đã có thể đưa ra những giải pháp tiên phong nhằm xử lý những hậu quả tệ hại nhất gây ra bởi những mâu thuẫn nội chiến, thiên tai, và những vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng thực phẩm. Nghiên cứu cho thấy thế giới cần khẩn trương hành động nhằm chấm dứt những mâu thuẫn, giúp tiến đến gần hơn mục tiêu kết thúc nạn đói trước năm 2030,” ông David Beasley, Giám đốc Điều hành của WFP nói.

Hiện Mastercard đang khẩn trương thực hiện mục tiêu cung cấp hơn 100 triệu bữa ăn cho những người thiếu thốn trên thế giới.

Nguyên nhân mà các quốc gia thường rơi vào vòng luẩn quẩn của nạn đói, đó là mẫu thuẫn và bất ổn, chuỗi cung ứng rời rạc và nông sản nhiễm khuẩn vì thiếu công nghệ phù hợp. Hợp tác giữa Mastercard và WFP nhằm mang đến những chương trình sang tạo, như những bữa ăn học đường dinh dưỡng miễn phí, giúp giảm bớt tình trạng nghèo đói và ngăn chặn vòng tròn đói nghèo đang tiếp diễn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm