Chiêm ngưỡng những hiện vật về dòng báo nữ và nữ nhà báo tiêu biểu trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Trường Hùng
17/06/2020 - 23:19
Chiêm ngưỡng những hiện vật về dòng báo nữ và nữ nhà báo tiêu biểu trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Hình ảnh trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Liệt sĩ - Nhà báo Dương Thị Xuân Quý (Báo Phụ nữ Việt Nam)

Trong số hơn 700 hiện vật, tài liệu được trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (quận Cầu Giấy, Hà Nội), có không ít hiện vật, tư liệu liên quan đến dòng báo nữ, nữ nhà báo Việt Nam.
Chiêm ngưỡng những hiện vật liên quan đến dòng báo nữ trong bảo tàng báo chí đầu tiên ở Việt Nam  - Ảnh 1.

Hình tượng Bút Sen ở gian khánh tiết của Bảo tàng được tạo nên bằng tên những tờ báo, trong đó có các báo phụ nữ ở nước ta như Báo Phụ nữ Thời đàm, Báo Phụ nữ Tân văn, Báo Phụ nữ Việt Nam...

Chiêm ngưỡng những hiện vật về dòng báo nữ và nữ nhà báo tiêu biểu trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Ảnh 2.

Nữ chủ bút đầu tiên của báo chí Việt Nam - nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (1864-1921) được dựng tượng vinh danh (bìa trái) tại gian khánh tiết.

Chiêm ngưỡng những hiện vật liên quan đến dòng báo nữ trong bảo tàng báo chí đầu tiên ở Việt Nam  - Ảnh 3.

Số ra đầu tiên của tờ báo “Nữ giới chung” (nghĩa là “Tiếng chuông của nữ giới”) vào ngày 1/2/1918. Đây là tờ báo đầu tiên về phụ nữ tại Việt Nam, do nữ sĩ Sương Nguyệt Anh làm chủ bút, được ra đời với sứ mệnh đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội.

Chiêm ngưỡng những hiện vật về dòng báo nữ và nữ nhà báo tiêu biểu trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Ảnh 4.

Sau khi tờ báo “Nữ giới chung” bị đình bản vào tháng 7/1918, gần 11 năm sau, tờ báo thứ 2 về phụ nữ tại Việt Nam mới ra đời - báo “Phụ nữ Tân văn”, với mục đích “phổ thông trí thức và bênh vực quyền lợi của đàn bà”. Đây cũng là tờ báo "thọ nhất" trong thời kỳ Pháp thuộc (từ tháng 5/1929 đến tháng 4/1935), phát hành rộng rãi ở cả 3 kỳ (Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ).

Chiêm ngưỡng những hiện vật liên quan đến dòng báo nữ trong bảo tàng báo chí đầu tiên ở Việt Nam  - Ảnh 5.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đang gặt lúa trên một tờ báo cũ bị mất trang đầu, trong số báo này có bài viết của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.

Chiêm ngưỡng những hiện vật về dòng báo nữ và nữ nhà báo tiêu biểu trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Ảnh 6.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài được in lên trang bìa số Xuân Nhâm Thìn (năm 1952) của báo “Khoa học phổ thông”.

Chiêm ngưỡng những hiện vật về dòng báo nữ và nữ nhà báo tiêu biểu trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Ảnh 7.

Thẻ tác nghiệp của nữ nhà báo tên Bội Lan, đặc phái viên ở khu Năm của Báo Cứu Quốc khu Bốn được cấp ngày 27/1/1948.

Chiêm ngưỡng những hiện vật về dòng báo nữ và nữ nhà báo tiêu biểu trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Ảnh 8.

Nữ phát thanh viên trong buổi phát thanh tại Đài Phát thanh Tiếng nói Nam bộ (1946-1953) đặt ở thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi: “Đây là Đây là Đài Tiếng nói Nam bộ. Tiếng nói đau đớn, tiếng nói căm hờn, tiếng nói chiến đấu…”

Chiêm ngưỡng những hiện vật về dòng báo nữ và nữ nhà báo tiêu biểu trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Ảnh 9.

Liệt sĩ - Nhà báo Dương Thị Xuân Quý (bìa trái) là phóng viên Báo Phụ nữ Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968. Tháng 7/1968, bà vào đến chiến trường, nhận nhiệm vụ phóng viên tạp chí Văn Nghệ Giải Phóng trung Trung bộ (Khu 5). Đêm 8/3/1969, trong một trận càn quét ác liệt của quân Đại Hàn, bà đã hy sinh tại thôn Thi Thại, xã Xuyên Tân (nay là xã Duy Thành), huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Chiêm ngưỡng những hiện vật về dòng báo nữ và nữ nhà báo tiêu biểu trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Ảnh 10.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ chính thức chính thức khai trương và đón khách tham quan vào ngày 19/6/2020, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2020).

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm