Có 2 khả năng xảy ra khi thai nhi quá ngày. Khả năng thứ nhất là thai nhi tiếp tục phát triển và lớn thêm. Tuy nhiên, sẽ khó sinh do em bé quá to (kẹt vai, sang chấn nhiều cho cả mẹ lẫn con hoặc không sinh thường được, phải mổ lấy thai…).
Khả năng thứ hai, thai nhi sẽ không được nuôi dưỡng tốt, có khả năng tử vong trong bụng mẹ hoặc khi sinh, hay da dẻ nhăn nheo và sức đề kháng kém.
Bà bầu nên quan tâm đến thai kỳ để tránh thai quá ngày |
Do vậy, khi thai quá ngày, bạn nên nhập viện để được thăm khám xem sức khỏe thai nhi có đang bị đe dọa hay không, liệu thai nhi có đủ sức chịu đựng một cuộc chuyển dạ bình thường không?
Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm khi bạn bị thai quá ngày như: Xét nghiệm máu, siêu âm đo kích thước thai và lượng nước ối… Khi có đủ bằng chứng chắc chắn là thai nhi đủ trưởng thành và chịu đựng được cuộc chuyển dạ, bác sĩ sẽ giúp bạn vượt cạn.
Bí quyết đoán thai quá ngày
Điều đầu tiên và dễ dàng nhất là mẹ bầu cần nhớ rõ ngày kinh đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng mà trong sản khoa gọi là kì kinh chót.
Chị em nên có một cuốn sổ tay nhỏ để ghi lại ngày có kinh hằng tháng. Đối với chị em có vòng kinh không đều hoặc quá dài, cần giữ cẩn thận phiếu khám thai và siêu âm thai trong quý đầu của thai kỳ, tốt nhất là khi trễ kinh được 3 tuần để sau bác sĩ có bằng chứng khoa học cho việc định tuổi thai.
Ngoài hai việc trên, bà bầu cần phải đi thăm khám thai định kỳ, ghi nhận ngày đầu tiên thấy thai máy và nếu quá ngày dự sinh hơn 1 tuần vẫn chưa thấy chuyển dạ thì phải đi khám bác sĩ để được xử trí kịp thời.