pnvnonline@phunuvietnam.vn
Chi tiêu tiết kiệm, cô gái 2 lần chia tay vì bạn trai cho rằng người yêu hà tiện
Ảnh minh họa
* Bài viết dựa trên lời chia sẻ của cô gái có bút danh Axi (24 tuổi).
Axi đang làm trong một công ty công nghệ ở thành phố hạng 2 của Trung Quốc. Mỗi tháng Axi có thể kiếm được 10.000 NDT (~33,6 triệu đồng) nhưng chi phí sinh hoạt chỉ khoảng 500 NDT (~1,6 triệu đồng). Được biết, chỉ sau 2 năm đi làm, cô gái đã để dành được 200.000 NDT (~673 triệu đồng).
"Tôi có nhiều lợi thế hơn người khác. Tôi là người địa phương, độc thân và hiện đang sống cùng bố mẹ. Tôi không mất thêm chi phí thuê nhà. Trừ bữa ăn được công ty chi trả gồm bữa trưa và bữa tối, tôi thường mua đồ ăn bên ngoài. Bữa sáng của tôi thường chỉ có 5 NDT (~16 ngàn đồng).
Phần còn lại trong chi phí sinh hoạt dành cho nhu cầu bình thường, chẳng hạn mua khăn tắm giá 30 NDT (~100 ngàn đồng). Tôi cũng không phải người thích mua quần áo. Tôi mua các sản phẩm chăm sóc da 1 lần/quý, với tổng 500 NDT (~1,6 triệu đồng). Cuối tuần, tôi thỉnh thoảng đi ăn tối với đồng nghiệp, còn lại phần lớn thời gian chỉ dành ở nhà", Axi nói về các chi tiêu của cô trong một tháng.
Tuy nhiên, Axi tự nhận mình không phải là người quá tiết kiệm. Cô nàng dành tiền để thực hiện nhiều mục đích tài chính như mua nhà, mua xe và tặng quà cho người thân. Khi một người bạn kết hôn, số tiền cô tặng họ thường lớn hơn người khác. Trong những dịp đặc biệt, Axi cũng thường đưa cho bố mẹ phong bao đỏ, có chứa rất nhiều tiền. Khi được nghỉ phép, cô gái cũng có những chuyến đi ngắn ngày.
Với nhiều người, mua sắm sẽ khiến cho họ trở nên hạnh phúc và càng có thêm động lực kiếm tiền. Về phía Axi, cô cho rằng việc thấy số dư trong tài khoản ngân hàng tăng lên mỗi ngày mới là niềm vui.
"Tôi bị đánh giá là 'lập dị' từ khi còn là sinh viên. Khi có tiền trong tay, các bạn cùng lớp sẽ dành tiền đi chơi, ăn uống hay mua quần áo. Tôi là người duy nhất trong lớp không bị cám dỗ bởi những bộ trang phục đẹp. Bởi vì ngay khi nhìn vào nhãn hiệu và quy đổi giá thành quần áo sang chi phí sinh hoạt, tôi đã ngay lập tức thuyết phục bản thân dừng mua sắm", Axi nhớ lại.
Axi cho hay, bình thường cô nàng rất ít giao du với người khác. Cô nàng cũng không đánh giá cao những cô gái lười làm việc và chỉ đặt hết hy vọng tương lai vào bạn trai. "Tiền của người khác có thể biến mất bất kỳ lúc nào. Chỉ có nỗ lực của bản thân mới giúp bạn đạt được thứ mình muốn", Axi nhấn mạnh.
Axi đã từng yêu 2 lần và chính thói quen chi tiêu hàng ngày đã ít nhiều ảnh hưởng đến những mối quan hệ. Mối tình đầu tiên bắt đầu khi Axi còn học phổ thông. Tuy nhiên, họ chia tay sau khi cả hai chọn học Đại học ở những thành phố khác.
"Anh ấy là người đề cập chia tay trước. Lúc đầu tôi rất buồn nhưng sau đó tôi phát hiện ra mỗi tháng bản thân có thể tiết kiệm được nhiều hơn bằng cách không bỏ tiền cho các phương tiện di chuyển. Đột nhiên tôi không còn buồn nữa. Thêm vào đó, tôi đã từng nghe bạn anh ta nói nguyên nhân chia tay thực sự là do tôi quá tính toán tiền bạc", Axi kể.
Còn với mối tình thứ hai, chàng trai cũng từng không ít lần phàn nàn về cách bạn gái trao đổi thẳng thắn về các vấn đề tài chính trong buổi hẹn hò. "Tôi nói bản thân đã có khoản để dành hơn 10.000 NDT (~34 triệu đồng) khi còn là sinh viên. Dường như anh ta không chấp nhận được bạn gái có khoản để dành nhiều hơn mình. Anh ta cho rằng tôi quá keo kiệt, trong khi tôi thấy anh ta không có tính toán trong tương lai. Nhìn chung quan điểm về tiền bạc của cả hai không phù hợp", Axi nói về nguyên nhân mối tình thứ hai tan vỡ.
Nói về dự định trong tương lai, Axi cho rằng mình vẫn còn muốn duy trì lối sống tiết kiệm trong nhiều năm tới. Axi chia sẻ: "Tôi muốn hoàn tất việc trả tiền đặt cọc mua nhà trước khi kết hôn. Khi có khoản tiền để dành lớn, tôi có thể tự chủ trong cuộc sống và tự tin hơn"