Có phải bố vô tình tiếp tay cho con trai làm điều trái đạo đức?

Thu Hương
19/06/2021 - 08:30
Có phải bố vô tình tiếp tay cho con trai làm điều trái đạo đức?

Hình minh họa

Mới đây, một người mẹ trong tâm trạng hoang mang, bức xúc đã gửi đến nhà báo Hoàng Anh Tú câu chuyện con riêng 15 tuổi của chồng xâm hại con chung của hai người. Điều không thể tưởng tượng là trước chuyện "động trời" như vậy, người chồng vẫn cho rằng "vợ chỉ nâng cao quan điểm".

Người mẹ này chia sẻ, con trai của chồng từ năm lớp 6 đã bắt đầu xem phim sex. Chị đã nhắc nhở chồng quan tâm đến cậu bé nhiều hơn. Chuyện xảy ra lần đầu khi chị phát hiện cậu bé đã làm bậy với con chung của chị và chồng bằng tay. Con gái chị khi ấy mới 5 tuổi, còn cậu bé 13 tuổi. Chị đã rất tức giận và đánh đòn cậu bé. Chị đã mua sách giáo dục giới tính cho cậu bé đọc và dành nhiều thời gian để dạy cậu bé về giới tính, về những điều không nên làm. Sau lần ấy, cậu bé hứa sẽ không tái phạm.

Chị vẫn cảnh giác và dặn con gái không được tiếp xúc riêng với người anh cùng cha khác mẹ. Thế nhưng, mấy tháng sau, cậu bé lại tái diễn chuyện cũ, bằng cách dùng cả tay lẫn miệng. Chị đã rất sợ hãi và gay gắt với chồng để tách hai đứa trẻ ra. Người chồng hứa sẽ chịu trách nhiệm dạy dỗ con trai. Chị tin chồng và bỏ qua chuyện này. Chị luôn cảnh giác, kiểm soát cậu bé, không để cậu bé xem máy tính, điện thoại khi không có người lớn ở nhà.

Đợt dịch lần này, vì phải học online nên cậu bé được bố giao cho 1 cái điện thoại để học online. Cậu bé lại lén xem phim sex. Chị đã phát hiện và cảnh cáo cậu bé. Thế nhưng, 10 ngày sau, sự việc đau lòng đã xảy ra, cậu bé đã xâm hại tình dục em gái. Sự việc lần này trầm trọng hơn khi có vết máu dính trên quần lót con gái chị.

Quá đau lòng, chị biết không thể lặng im để bỏ qua chuyện này, để chuyện này tiếp tục tái diễn. Khi chị nói với chồng giải quyết triệt để bằng việc tách hai đứa trẻ ra, nếu không chị sẽ tố cáo, vậy mà người chồng vô cảm cho rằng vợ chỉ "nâng cao quan điểm". Anh ta còn cho rằng, "hiếp dâm không dẫn đến có thai, con gái không bị hoảng loạn đến mức không dám đến gần ai nên chẳng có gì phải làm to chuyện".

Anh xâm hại tình dục em gái, bố vẫn nói “chuyện không có gì nghiêm trọng” - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Ai cũng phẫn nộ với sự thờ ơ, vô cảm của người bố này. Dưới góc nhìn của mình, nhà báo Hoàng Anh Tú cho biết, dẫn đến sự việc đáng tiếc như thế này phần lớn là do trách nhiệm của người lớn.

Khi phát hiện con mình thường xuyên nói dối, lấy trộm tiền hay có những hành vi giới tính lệch lạc, nhiều cha mẹ ngay lập tức đánh mắng con, biến con thành tội đồ không thể tha thứ. Nhưng là cha mẹ, không thể đuổi con, tiêu diệt con, cũng không nên trút vào con những hình phạt hay sự giận dữ của người lớn. Nhà báo Hoàng Anh Tú cho rằng, học cách chấp nhận sự thật để cùng con tìm ra giải pháp, định hướng cho con, cùng con sửa chữa, đó mới là việc làm đúng. Như trong câu chuyện trên, người mẹ kế đã nhìn ra con mình lén xem phim người lớn từ trước đó nhưng chỉ coi là "tội lỗi" của con. Và hậu quả là đứa trẻ chỉ hiểu đó là việc... cần giấu giếm. Chúng sẽ tìm cách khác để xem tiếp. Đứa trẻ không biết cách làm sao để ngừng xem phim "đen" ngoài việc không được sử dụng điện thoại của bố.

Nhà báo Hoàng Anh Tú cho rằng, đó cũng là một việc làm thiếu trách nhiệm của nhiều cha mẹ khi dạy con nửa vời. Dùng cách cấm đoán, tước bỏ, cô lập hay trừng phạt chỉ là dạy mà chưa dỗ, dạy mà quên bảo. Nó giống như cách "dạy cho nó một bài học" nhưng chẳng có đứa trẻ nào học được bài học gì ngoài suy nghĩ: Lần sau sẽ làm cách nào để bố mẹ... không phát hiện ra. Lẽ ra, người mẹ ấy có thể "uốn" dòng chảy tư duy của con ngay từ đầu, hướng con đến những điều tích cực, trong lành hơn thay vì chặn bằng những "cái đập" càng xây càng cao.

Để ngăn chặn những hành vi sai lệch của con, không phải đợi đến lúc nó xảy ra mới làm mà ngay từ bé và trong suốt quá trình trưởng thành của con. Điều quan trọng nữa là lắng nghe con. Chúng ta là người lớn, chúng ta cũng rất cần người khác lắng nghe. Sao lũ trẻ lại không được chúng ta lắng nghe? Chỉ khi cha mẹ lắng nghe con, cha mẹ mới biết mình nên làm gì.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm