Họ là tình nguyện viên - những sinh viên thuộc dự án “Cơm thứ sáu yêu thương”, mang tặng cơm miễn phí cho những người vô gia cư, bán hàng rong, lang thang cơ nhỡ, lao động khó khăn…
Họ đi thành từng cặp, người chạy xe máy, người mang vác lỉnh kỉnh những túi, hộp đựng cơm và thức ăn, hòa vào dòng người tấp nập trên những con phố đông đúc. Với con mắt “nhà nghề” tinh tường, họ có thể phát hiện rất “tài tình” những “đối tượng” của mình.
Họ đi thành từng cặp, người chạy xe máy, người mang vác lỉnh kỉnh những túi, hộp đựng cơm và thức ăn, hòa vào dòng người tấp nập trên những con phố đông đúc. Với con mắt “nhà nghề” tinh tường, họ có thể phát hiện rất “tài tình” những “đối tượng” của mình.
Câu hỏi cửa miệng của họ là “Cô/chú ăn cơm chưa ạ?”. Những người này dường như cũng đã quá “quen mặt” các tình nguyện viên, nên đáp lại thường chỉ là cái gật đầu hay nụ cười thoảng qua trên môi. Nhưng chừng đó là đủ để họ “bắt sóng” với nhau.
Dự án do Nguyễn Thị Thu Trang (sinh viên năm 4 Trường ĐH Kinh tế TPHCM) khởi xướng từ năm ngoái, thu hút nhiều mạnh thường quân hỗ trợ và các tình nguyện viên cũng đều là sinh viên các trường đại học ở thành phố.
Địa bàn hoạt động chính của các tình nguyện viên là những “tụ điểm” thường có nhiều người lao động nghèo, người lang thang cơ nhỡ tập trung - dọc tuyến đường 3 tháng 2 (quận 10), Hai Bà Trưng (quận 1), Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) và 2 điểm cầu Ông Lãnh (quận 1), Calmette (quận 4).
“Bất cứ ai cũng có thể trở thành “Mạnh Thường Quân” của dự án, khi mỗi phần ủng hộ chỉ 80.000 đồng cho từng hạng mục gạo, bao bì, hộp xốp, thực phẩm… Các tình nguyện viên đảm nhiệm các công việc nấu nướng, đóng hộp và mang đi tặng”, Thu Trang cho biết.
Địa bàn hoạt động chính của các tình nguyện viên là những “tụ điểm” thường có nhiều người lao động nghèo, người lang thang cơ nhỡ tập trung - dọc tuyến đường 3 tháng 2 (quận 10), Hai Bà Trưng (quận 1), Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) và 2 điểm cầu Ông Lãnh (quận 1), Calmette (quận 4).
“Bất cứ ai cũng có thể trở thành “Mạnh Thường Quân” của dự án, khi mỗi phần ủng hộ chỉ 80.000 đồng cho từng hạng mục gạo, bao bì, hộp xốp, thực phẩm… Các tình nguyện viên đảm nhiệm các công việc nấu nướng, đóng hộp và mang đi tặng”, Thu Trang cho biết.
Công việc của họ diễn ra cũng rất chóng vánh. Cả trăm phần cơm được cho đi chỉ trong khoảng nửa tiếng đồng hồ, trên một chặng đường ngắn. “Hóa ra, trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người nghèo. Họ mong đợi phần cơm miễn phí của mình như trông đợi một món quà rất giá trị. Nhưng sức mình có hạn, chỉ đủ đáp ứng phần nào trông đợi của những người nghèo. Khi đã phát hết cơm, nhìn chặng đường phía trước vẫn còn nhiều người đang ngóng trông, lòng mình như thắt lại, không biết đêm ấy họ có gì để ăn hay không. Tự nhủ, lần sau cố gắng nấu thêm nhiều hơn…”, Thanh Trúc, một thành viên của nhóm chia sẻ.
Hầu hết sinh viên tham gia dự án cũng có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. Nhưng họ vẫn cố gắng sẻ chia với những người nghèo bởi động lực xuất phát từ tấm lòng nhân hậu…