"Con an toàn, cha mẹ ở ngay đây!": Cách đồng hành cùng con trên môi trường trực tuyến

An Khê
15/11/2021 - 19:30
"Con an toàn, cha mẹ ở ngay đây!": Cách đồng hành cùng con trên môi trường trực tuyến

“Thấu hiểu” và “đồng hành” mới là những từ khoá mà các ông bố, bà mẹ thời 4.0 cần lưu tâm để trở thành người bạn của con trên mạng - Ảnh: Thanh Tuyết

Đây là buổi phát trực tiếp trong khuôn khổ chiến dịch Vaccine số, giúp phụ huynh kết nối với con trên không gian mạng.

Các khách mời gồm Giám đốc chương trình, Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững - bà Trần Vân Anh; Đại diện TikTok Việt Nam - ông Nguyễn Lâm Thanh; Nhà sáng tạo nội dung TikTok - anh Nguyễn Minh Hải và bé An Nhiên đã cùng thảo luận về rào cản giữa phụ huynh và con cái trên không gian mạng, cũng như cách để đồng hành cùng thanh thiếu niên sống số an toàn.

"Con an toàn cha mẹ ở ngay đây": Cách đồng hành cùng con trên môi trường trực tuyến - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Lâm Thanh - Đại diện TikTok Việt Nam và bà bà Trần Vân Anh- Giám đốc chương trình, Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững

Khoảng cách thế hệ - giữa bố mẹ và con cái - không phải là mới nhưng đang trở nên đáng chú ý trong thời đại số. Đôi khi, việc phụ huynh cố gắng "hiểu" con mình bằng cách giám sát và theo dõi cũng đủ đẩy hai thế hệ xa nhau thêm một chút. 

Bà Trần Vân Anh - Giám đốc chương trình, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững cho rằng: "Nhưng những lúc gặp tình trạng như vậy, với tư cách là người lớn, nhận thức rõ đúng sai, chúng ta vẫn nên đưa ra được những lời khuyên con cần. Đó vừa là cái khó, nhưng cũng là cái khéo của cha mẹ. Thay vì cấm cản vì không biết, hy vọng phụ huynh lắng nghe và khuyên nhủ con nhiều hơn để tránh tình trạng con học theo tin sai lệch, những nguồn thông tin ảnh hưởng đến bảo mật, tâm lý… Chúng ta chẳng thể biết khi nào những thứ tiêu cực ập đến". 

Ông Nguyễn Lâm Thanh cũng chia sẻ thêm: "Thông tin sai lệch là bất kỳ loại thông tin nào không chính xác hoặc gây hiểu lầm có thể xác minh được nhưng được tạo hoặc chia sẻ với mục đích đánh lừa mọi người. Mặt khác, thông tin sai lệch được tạo ra và lan truyền để đưa tin sai lệch và đạt được một mục tiêu nhất định". Cũng theo ông Lâm Thanh, tin giả, tin sai lệch ngày nay có thể bắt gặp qua nhiều hình thức thể hiện từ câu chữ, hình ảnh, video, chủ yếu liên quan đến nội dung gây hiểu lầm, giải trí không lành mạnh, tiếp thị ẩn, nói xấu…

Không đơn thuần mang tới những kiến thức, quan niệm lệch lạc cho con trẻ mà thông tin độc hại còn có thể gây tổn hại trực tiếp hoặc tiềm tàng nguy cơ gây tổn hại tới thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sự riêng tư, hay sự phát triển của trẻ em. 

Bà Vân Anh cho biết, những nội dung tiêu cực đang "trôi nổi" trên internet ngày một nhiều hơn như những video bạo lực, thông tin 18+, các trào lưu độc hại dẫn đến tổn thương tâm lý hay hành vi tự hại… "Bởi vậy, việc các phụ huynh lo sợ, cấm cản thanh thiếu niên và trẻ em sử dụng Internet là có thể thông cảm phần nào. Nhưng chưa phải cách tối ưu" - Bà Vân Anh nói.

Từ chia sẻ của bà Vân Anh, các khách mời đều đồng tình với tính cấp thiết của việc cha mẹ và con cái xây dựng được mối quan hệ tốt trên các nền tảng trực tuyến. Lên mạng là xu hướng tất yếu của thanh thiếu niên trong thời đại số, nên đôi khi việc cấm đoán có thể trở nên phản tác dụng. "Thấu hiểu" và "đồng hành" mới là những từ khoá mà các ông bố bà mẹ thời 4.0 cần lưu tâm để trở thành người bạn của con trên mạng.

Bà Vân Anh chia sẻ thêm: Không nên "lên gân", mà với con trẻ, sự ân cần nhưng vẫn nghiêm túc của cha mẹ sẽ là thái độ tốt nhất để trở thành người bạn đồng hành cùng con. Để làm được điều đó, phụ huynh nên chủ động trò chuyện với con về việc phân biệt tin tốt - tin độc hại, dặn các con không nên chia sẻ dữ liệu cá nhân cho bất kỳ ai, để mắt và xây dựng quy ước với con về các nội dung có thể truy cập… Hãy luôn nhớ, cha mẹ làm những việc đó trên tư cách là một người bạn, thậm chí có thể kết bạn trên các nền tảng cùng con. Khi được góp ý, nhắc nhở từ góc độ bạn bè, con cái sẽ dễ mở lòng lắng nghe, tâm sự hơn là phải tiếp thu những yêu cầu hà khắc, cấm đoán…

Trẻ em và thanh thiếu niên là đối tượng đang phát triển, dễ tiếp cận Internet nhưng đồng thời cũng dễ bị tổn thương, xâm hại trên môi trường này với vô số rủi ro. Vậy nên các em rất cần sự hỗ trợ, chủ động giúp đỡ từ ba mẹ, người lớn trong gia đình - giúp các em trang bị thêm kiến thức và kĩ năng để có thể bảo vệ bản thân cũng như giữ an toàn cho những người xung quanh. 

Buổi phát trực tiếp tập cuối cùng của chiến dịch Vaccine Số với chủ đề "Để giáo viên là người bạn lớn của trẻ" sẽ được phát sóng vào 20h ngày 20/11 trên kênh TikTok LIVE, Fanpage TikTok Việt Nam...

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm