pnvnonline@phunuvietnam.vn
Cộng đồng chưa thể hiện thái độ quyết liệt với những người gây ra bạo lực gia đình
Phiên làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương và Hội LHPN tỉnh về việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
Tham dự buổi làm việc có các đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương khóa XV, lãnh đạo các phòng, ban của Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh; Thường trực, đại diện các ban chuyên môn Hội LHPN tỉnh; lãnh đạo UBND, Hội LHPN huyện Ninh Giang, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Nam Sách, thị xã Kinh Môn và TP Hải Dương.
Đồng chí Nguyễn Thị Việt Nga - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và đồng chí Trần Thị Thanh Thảo, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, chủ trì buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, đại diện Hội LHPN đã báo cáo tình hình thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 trong các cấp Hội, trong đó nhấn mạnh những hoạt động mà Hội LHPN tỉnh đã triển khai thực hiện, hiệu quả trong thời gian qua như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, phụ nữ; Công tác chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình được tăng cường thông qua các hình thức như hòa giải, tư vấn, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ vay vốn để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập gia đình… Từ đó từng bước góp phần ngăn chặn và hạn chế tình trạng bạo lực gia đình.
Lãnh đạo UBND và Hội LHPN 6 huyện, thị, thành phố đã dành thời gian để trao đổi về những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện Luật, Phòng chống bạo gia đình năm 2007 như sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể trong việc triển khai thực hiện Luật chưa chặt chẽ, hiệu quả. Cộng đồng chưa thể hiện thái độ phê phán quyết liệt, mạnh mẽ với những người gây ra bạo lực gia đình. Cùng với đó là vấn đề bất bình đẳng giới vẫn ăn sâu, bám rễ trrong nhận thức của nhiều người….
Đại diện các đơn vị cũng tập trung kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số Điều, khoản khi Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung) như: có các quy định để chuyên môn hóa các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, quan tâm xây dựng lực lượng nòng cốt hoạt động chuyên nghiệp ngay từ các bước phòng ngừa. Đánh giá thấu đáo "Địa chỉ tin cậy" ở cộng đồng và có quy định cụ thể, phù hợp về tài chính, nhân sự để các "Địa chỉ tin cậy" hoạt động hiệu quả. Làm rõ khái niệm "thành viên gia đình" để thống nhất với các Luật khác (ví dụ Luật Hôn nhân và Gia đình...
Các đại biểu cũng kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành tiếp tục chỉ đạo để việc triển khai thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình và các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật đạt hiệu quả. Cần có các quy định cụ thể về khoản kinh phí cho công tác gia đình và công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, định kỳ tổ chức tổng kết đánh giá, biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.