Giải pháp nào cho tình trạng thiếu i-ốt
I-ốt đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của tuyến giáp. Thiếu i-ốt sẽ gây ra chậm phát triển về thể chất và tinh thần, hay còn gọi là “các bệnh rối loạn do thiếu i-ốt”. Theobáo cáo gần đây của Bộ Y tế, tại Việt Nam hiện nay chỉ có 23/90 xã có độ bao phủ muối i- ốt tối thiểu đạt 90%, có 77,7% phụ nữ mang thai bị thiếu i- ốt, trong đó 44,6% thiếu từ mức độ trung bình đến nặng.
Trước thực trạng đó, Chính phủ đã ban hành nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, theo đó, muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp thực phẩm cho rằng điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất, đảo lộn quy trình sản xuất, thậm chí gây ra sự thay đổi mùi vị, màu sắc và hạn sử dụng thực phẩm.
Sự hợp tác giữa nhà khoa học và doanh nghiệp
Trước tình trạng đáng báo động về việc thiếu hụt i-ốt trong sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia từ Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh đã hợp tác với công ty UNIBEN để nghiên cứu và phát triển sản phẩm “Hạt nêm bổ sung i-ốt 3 Miền”, góp phần tăng cường i-ốt cho mọi người. Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh và UNIBEN cũng đã tích cực tuyên truyền vận động người dân sử dụng hạt nêm bổ sung i-ốt. Đến nay, hàng chục triệu gia đình Việt Nam đã sử dụng hạt nêm bổ sung i-ốt trong nấu ăn hàng ngày, vừa giúp cho món ăn đậm đà thơm ngon hơn, vừa đảm bảo bổ sung đầy đủ i-ốt cho cả gia đình. |
Một trong những lí do khiến tình trạng thiếu i-ốt ở Việt Nam tăng cao là xu hướng sử dụng hạt nêm thay cho muối i-ốt để nêm nếm thức ăn trong thời gian gần đây. Điều này cũng dễ hiểu vì nêm nếm bằng hạt nêm rất tiện lợi, lại giúp cho món ăn dường như đậm đà thơm ngon hơn hẳn.
Hiểu được nhu cầu đó, các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh đã cùng hợp tác với UNIBEN để nghiên cứu giải pháp bổ sung i-ốt vào hạt nêm. Sau một thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, nhóm chuyên gia đã thành công trong việc đưa ra công nghệ để sản xuất hạt nêm bổ sung i-ốt, được ứng dụng ngay trên sản phẩm hạt nêm “3 Miền”, vốn rất được các bà nội trợ ưa chuộng.
Nghiên cứu cho thấy khi sử dụng hạt nêm I-ốt “3 Miền” sẽ tạo ra sự gia tăng i-ốt niệu có ý nghĩa phòng bệnh (i-ốt niệu 24 giờ trung bình tăng lên 320,6 ± 42,3 mcg/ngày, cao hơn 2,3 lần so với sử dụng hạt nêm không i-ốt) và có sự gia tăng lượng i-ốt (trung bình là 264 ± 126 mcg/ngày) so với khi sử dụng hạt nêm không bổ sung i-ốt (trung bình 95.6 ± 50.1 mcg/ngày). Chính vì vậy, “hạt nêm i-ốt 3 Miền” đã và đang được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao và khuyên dùng như một giải pháp đơn giản và tiết kiệm cho mọi gia đình nhằm giúp đảm bảo không bị thiếu hụt i-ốt.
Nỗ lực vì cộng đồng
Các chuyên gia dinh dưỡng của Trung tâm Dinh Dưỡng thành phố Hồ Chí Minh cùng với UNIBEN còn nỗ lực tuyên truyền, vận động để thúc đẩy thói quen sử dụng hạt nêm bổ sung i-ốt nói riêng và sử dụng thực phẩm giàu i-ốt nói chung trong cộng đồng.
Với sự hỗ trợ của UNIBEN, Trung tâm Dinh dưỡng đã xuất bản cuốn Sổ tay dinh dưỡng để giúp người dân hiểu rõ hơn tầm quan trọng của i-ốt và có ý thức bổ sung i-ốt hàng ngày để đảm bảo sức khỏe và phòng bệnh cho cả gia đình. UNIBEN còn gửi tặng sản phẩm hạt nêm i-ốt “3 Miền” cho hàng triệu gia đình Việt Nam dùng thử, tạo cơ hội cho họ tự trải nghiệm và đánh giá hiệu quả của sản phẩm, xây dựng thói quen sử dụng gia vị có bổ sung i-ốt.
Nỗ lực của UNIBEN và các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trong nhóm nghiên cứu đề tài này đã được đánh giá rất cao. Nhóm nghiên cứu đã được trao tặng Bằng khen vì “đã có thành tích xuất sắc trong công tác tham gia thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng” tại Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2017-2020.