CWD: 20 năm đồng hành vì sự phát triển của phụ nữ

PV
15/07/2022 - 09:32
CWD: 20 năm đồng hành vì sự phát triển của phụ nữ

CWD: 20 năm đồng hành vì sự phát triển của phụ nữ

Với sứ mệnh hỗ trợ sự phát triển và nâng cao quyền năng của phụ nữ thông qua các dịch vụ hỗ trợ xã hội toàn diện và dịch vụ kinh doanh chuyên nghiệp, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) trở thành “Ngôi nhà chung” của phụ nữ Việt Nam.

20 năm trước, được sự chấp thuận của Chính phủ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành lập CWD với mục đích phục vụ các hoạt động chính trị - xã hội trong nước và quốc tế, hỗ trợ sự phát triển toàn diện về năng lực, trình độ mọi mặt, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực và thẩm mỹ của phụ nữ Việt Nam; cung cấp dịch vụ lưu trú, hội nghị, hội thảo, nhà hàng, chăm sóc sức khỏe…

Từ một ý tưởng đến tổ chức điển hình hỗ trợ dịch vụ phụ nữ toàn diện

Ngày 01/7/2002 Hội LHPN Việt Nam ban hành Quyết định số 220 thành lập Trung tâm Phụ nữ và Phát triển căn cứ Thông báo số 01/TB-VPCP của Thủ tướng Chính phủ. Ngay khi được thành lập, CWD tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất để trở thành nơi thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ, như: dạy nghề, đào tạo, cung cấp thông tin, các dịch vụ hỗ trợ phát triển cho phụ nữ. Sau gần 5 năm xây dựng, năm 2007, một cơ sở vật chất với 3 khối nhà đẹp, cao 14 tầng cùng các công trình phụ trợ đầy đủ đã được đưa vào sử dụng và trở thành ngôi nhà chung của phụ nữ Việt Nam.

Vượt lên tất cả những khó khăn bỡ ngỡ trong điều hành một đơn vị đặc thù mới, CWD đã mạnh dạn học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ điều hành kinh doanh khách sạn chuyên nghiệp, áp dụng vào vận hành dịch vụ kinh doanh. 

Từ khi đi vào vận hành đến nay, CWD đã phục vụ tốt trên 500 sự kiện lớn trong và ngoài nước của Hội, tổ chức đón tiếp các cán bộ Hội trên khắp cả nước về Thủ đô hội họp và nghỉ ngơi, với tổng số trên 30.000 lượt cán bộ Hội, cán bộ các ngành. Trong đó có các cuộc đón tiếp đại biểu Quốc hội, hơn 30 hội nghị Ban chấp hành của Hội với trên 4.000 lượt lãnh đạo Hội cấp TW, tỉnh/thành; đón tiếp trên 600 mẹ Việt Nam anh hùng, các mẹ, các chị phụ nữ phong trào Ba đảm đang, đội quân tóc dài….

Những cột mốc hình thành và phát triển của CWD

CWD cũng là đơn vị tiên phong thực hiện mô hình nhà tạm lánh (mang tên Ngôi nhà Bình yên – NNBY) tại Việt Nam để hỗ trợ cho những chị em bị buôn bán và bạo lực gia đình. Đến nay, CWD đã vận hành hiệu quả 03 Ngôi nhà Bình Yên tại Hà Nội và Cần Thơ. 

Ngôi nhà Bình yên là căn cứ thực tiễn đề xuất chính sách, là minh chứng cho công tác bảo vệ nhân quyền của Việt Nam, đồng thời là địa điểm thực hành nghề công tác xã hội và giao lưu của các chuyên gia. CWD được cấp Quy chế tư vấn đặc biệt của Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên Hợp Quốc (ECOSOC).

Sự đón nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ kinh doanh của CWD và tác động từ các dịch vụ hỗ trợ của Ngôi nhà Bình Yên đối với các nạn nhân bị buôn bán, bạo lực gia đình là động lực mạnh mẽ để CWD vượt qua mọi khó khăn, xác định phương hướng hoạt động và phát triển thành một đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp tự chủ về tài chính. CWD đã mở rộng cơ sở vật chất thêm tại Hải Phòng (Đồ Sơn), Cần Thơ, Đắk Nông; từ 1 Ngôi nhà Bình yên lên 3 Ngôi nhà; thực hiện thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ mà phụ nữ cần.

CWD: 20 năm đồng hành vì sự phát triển của phụ nữ - Ảnh 2.

Mô hình nhà tạm lánh (mang tên Ngôi nhà Bình yên – NNBY) do CWD vận hành là điểm đến tin cậy của những phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của buôn bán , bạo lực gia đình.

Trong nhiều năm nỗ lực hoạt động, thành tựu lớn nhất mà CWD đã đạt được đó chính là trở thành điểm đến tin cậy của phụ nữ với khẩu hiệu "Phụ nữ gọi có Trung tâm". CWD đã góp phần đem lại sự bình yên, các giá trị đạo đức và phi vật chất cho phụ nữ và gia đình, đặc biệt góp phần làm tăng vị thế và nâng cao quyền năng của phụ nữ, góp phần đáng kể thu hẹp khoảng cách giới ở Việt Nam và trong khu vực.

Tầm nhìn của CWD: Trở thành tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển tin cậy và chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam, nỗ lực vì sự bình yên và phát triển của phụ nữ, đặc biệt ưu tiên phụ nữ yếu thế và có hoàn cảnh khó khăn.

Sứ mệnh của CWD: Hỗ trợ sự phát triển và nâng cao quyền năng của phụ nữ thông qua các dịch vụ hỗ trợ xã hội toàn diện và dịch vụ kinh doanh chuyên nghiệp.

Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập, bà Dương Thị Ngọc Linh, Ủy viên Đoàn chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) khằng định: Thành tựu 20 năm phát triển, trở thành "Ngôi nhà chung" của phụ nữ Việt Nam đã mở ra vị thế, cơ hội lớn trong hoạt động của CWD. Chúng tôi cam kết sẽ giữ vững đúng tôn chỉ, mục đích mà CWD đã xác định từ ngày đầu, phấn đấu đạt hiệu quả cao trong việc cải thiện điều kiện kinh tế và nâng cao địa vị của phụ nữ nghèo trong gia đình và xã hội, xứng đáng với niềm tin yêu mà CWD đã được các đồng chí, các chị em hội viên, các nhà hỗ trợ và các tổ chức đối tác dành cho trong suốt 20 năm qua.

Những con số ấn tượng về CWD trong 20 năm phát triển

- Có 04 trung tâm trên cả nước, bao gồm: tòa nhà 14 tầng đẹp và hiện đại tại 20 Thuỵ Khuê, Hà Nội. CWD cũng đã tiếp nhận và quản lý 03 Trung tâm khu vực của Hội LHPN Việt Nam đặt tại thành phố Cần Thơ, tỉnh Quảng Bình và Đắk Nông.

- Năm 2017: Hội LHPN Việt Nam đã quyết định sáp nhập Trung tâm vì sự tiến bộ của phụ nữ Cần Thơ vào Trung tâm Phụ Nữ và Phát triển.

- Năm 2019: Hội LHPN Việt Nam đã sát nhập thêm Trung tâm dạy nghề Đắk Nông vào CWD với mục tiêu mở rộng các hoạt động hỗ trợ phụ nữ tại khu vực Tây Nguyên.

- Năm 2020: Trung tâm vì sự phát triển Phụ nữ Bắc Trung Bộ được thành lập tại Quảng Bình.

- Phục vụ 500 sự kiện lớn của Hội trong và ngoài nước.

- Trên 20.000 lượt đón tiếp các cán bộ Hội, cán bộ các bộ ngành trên khắp cả nước về Thủ đô hội họp và nghỉ ngơi.

- 01 Tổng đài hỗ trợ phụ nữ, trẻ em 1900 96 96 80: CWD đang vận hành thí điểm Tổng đài 1900 96 96 80 và phần mềm quản lý ca nhằm tư vấn kịp thời 24/7 cho phụ nữ và thu thập thông tin, số liệu các trường hợp tiếp cận dịch vụ phục vụ công tác đánh giá tình hình và tham mưu chính sách.

- 16.114 ca, 19.513 người, 25.595 lượt tham vấn hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới.

- NNBY đã tiếp nhận và hỗ trợ 1.535 người đến từ 55 tỉnh/thành phố và 17 vùng dân tộc thiểu số

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm