Hôm nay, 10/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị xem xét, thi hành quyết định kỷ luật đối với ông Hoàng Trung Hải và ông Triệu Tài Vinh.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh khẳng định, ông vừa gọi điện về tỉnh, bảo khẩn trương làm cuộc kiểm điểm liên quan đến bê bối gian lận thi cử vừa qua. Đồng thời thừa nhận, bản thân ông thì dư luận đã phán xét từ lâu khi con gái của ông nằm trong danh sách thí sinh được nâng điểm.
Báo cáo mới nhất của Bộ GD&ĐT gửi Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc Hội liên quan đến vụ gian lận điểm thi gây rúng động dư luận cho thấy, tỉnh Hà Giang có tới 330 bài thi có điểm chấm lại chênh lệch hơn 1 điểm. Đặc biệt, có thí sinh được nâng tới 29,95 điểm.
Ông Vũ Trọng Lương - người nâng điểm 330 bài thi THPT Quốc gia 2018 - vừa bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Ngoài việc khởi tố, tạm giam ông Vũ Trọng Lương, Công an tỉnh Hà Giang đang điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các đối tượng liên quan.
Ngày 20/7/2018, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 03 tháng đối với Vũ Trọng Lương về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Vụ điểm thi bị “phù phép” ở Hà Giang đang khiến dư luận quan tâm khi cho rằng, những người thân của thí sinh khi yêu cầu được nâng điểm cũng vi phạm pháp luật và cần bị xử lý. Vậy, nếu điều tra ra có đồng phạm trong việc sửa điểm, những người này sẽ chịu hình phạt nào trước pháp luật?
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về vụ điểm thi bất thường trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại tỉnh Hà Giang.