pnvnonline@phunuvietnam.vn
Diễn viên Tuyền Mập: "Tôi dị nhưng rất được thương"
Tuyền Mập là gương mặt quen thuộc với khán giả từ sân khấu hài đến phim truyền hình, sitcom, điện ảnh. Gần 20 năm làm nghề là một hành trình đầy sống động với nhiều dấu ấn khó quên.
Bước chân vào nghề với cân nặng ngoài 90 và tâm thế là "hàng hiếm"
Tuyền Mập là nghệ danh, Phan Thị Minh Tuyền là tên thật. Chị sinh ra và lớn lên ngay tại trung tâm TPHCM trong một gia đình không có ai hoạt động nghệ thuật. Ấy vậy mà ước mơ được đứng trên sân khấu của Tuyền Mập lại nảy mầm từ năm 5-6 tuổi khi xem chương trình hài kịch "Trong nhà ngoài phố" trứ danh của Đài HTV từ thập niên 1990.
Phan Thị Minh Tuyền sở hữu ngoại hình "quá khổ" từ nhỏ tới… hiện tại. Tuyền Mập cũng từng tự ti, mặc cảm về cân nặng của mình, song học hết phổ thông, chị lại đăng ký thi vào khoa diễn viên trường Sân khấu Điện ảnh TPHCM với một tâm lý cực kỳ tự tin.
"Hồi nhỏ, tôi co cụm, không dám đi ra ngoài nhưng lúc thi vào trường Sân khấu, tôi nặng hơn 90 kg, cao 1m67 mà không hề bị áp lực vì nghệ sĩ cũng không thiếu gì người mập. Cả khóa năm ấy, không có ai mập, trừ tôi. Thầy bảo, đây là lớp kế thừa cô Mai Thanh Dung, mình thuộc hàng hiếm nên tôi tự tin lắm", Tuyền Mập tâm sự.
Trường Sân khấu Điện ảnh là một trong những trường tuyển "thanh sắc" trước cả khi thi năng khiếu. Hỏi Tuyền Mập làm thế nào để vượt qua vòng này ở khâu tuyển chọn? Chị kể, nhờ được đàn anh đàn chị khóa trước "chỉ bài" nên phát huy thế mạnh của ngoại hình trên sàn diễn ngay từ vòng loại.
"Năm tôi thi là 2004, thí sinh rất đông và tuyển thanh sắc rất khó. Thí sinh phải mặc đồ giống như erobic để chấm hình thể, có hình xăm cũng bị loại, rất áp lực. May mắn là có các anh chị lớn chỉ cho nên tôi dễ ghi điểm với thầy", Tuyền Mập kể.
Diễn viên Tuyền Mập
Tuyền Mập còn may mắn hơn nữa khi vừa vào trường đã được thầy cô chăm chút cho từng vai diễn nhờ ngoại hình đặc biệt.
"Ở ngoài, tôi ngại vì thấy mình khác những người bình thường nhưng khi vào trường, mọi người rất thương và săn đón. Mình không phải kiểu lạc loài mà là hàng hiếm. Người ta ngắm tôi không phải vì đẹp mà vì tôi dị. Không phải dị kiểu dè bỉu mà dị kiểu được thương. Cho nên lúc đó, ra đường thì mặc cảm ngoại hình nhưng vào trường lại rất vui.
Có những vai ở trong lớp khi làm các biến đoạn, tiểu phẩm đều đo ni đóng giày cho tôi. Hạnh phúc nhất của tôi là được đóng đinh cho dạng vai hài. Thi học kỳ 2, tôi đóng vai người mẹ trong vở "Ngôi nhà không có đàn ông", vai bi mà mình cứ bước ra sân khấu là mọi người cười rần rần", Tuyền Mập hồi tưởng.
Chạy show "bán mạng" vì 30.000 - 40.000 đồng
Tuyền Mập không tốt nghiệp trường Sân khấu Điện ảnh. Chị bỏ ngang ở năm cuối. Năm đó, thầy chủ nhiệm của Tuyền Mập là cố nghệ sĩ Văn Thành - nguyên Giám đốc Nhà hát kịch 5B Võ Văn Tần qua đời. Cùng thời gian, bà ngoại của Tuyền Mập - người "chống lưng" về học phí cho chị theo học nghệ thuật - cũng ra đi.
Tuyền Mập bị chơi vơi khi 2-3 việc dồn vào cùng lúc. "Lúc đầu, tôi cũng ráng vừa đi làm vừa đi học vừa chạy show nhưng không nổi. Thầy chủ nhiệm mất nên nay thầy này vào dạy, mai cô khác vào thay nên cả lớp bị nản, không chịu học.
Tôi nghĩ, mình đã không có tiền, vất vả kiếm tiền đóng học mà cuối cùng việc học lại chẳng đâu vào đâu như thế. Lúc đó mình suy nghĩ thế nên bỏ học đi làm. Tôi đi show từ năm nhất rồi nên nhiều người biết, có quan hệ trong nghề nên nghĩ nghỉ là nghỉ. Tôi rất chịu khó, đi tấu hài, quay phim, vai lớn vai nhỏ, vai nào cũng nhận.
Mà nghề này, đa số người có bằng thì va chạm nghề ít. Người có nghề thì học thường yếu hơn, đa số bị nợ môn do đi show nhiều. Rất ít người vừa có bằng vừa được va chạm nghề. Nói chung, tâm lý đã đi làm được rồi mà về trường trả nợ môn là khó lắm", Tuyền Mập thành thật nói.
Tuyền Mập trên phim trường
Với Hoàng Mập trong phim "Điệp khúc phù sa"
Từ những năm 2006 đến 2013, Tuyền Mập gần như tấu hài liên tục. Chị tham gia nhiều nhóm hài nổi tiếng lúc đó như Duy Phương, Mai Sơn, Thanh Tùng, Minh Béo, Tiết Cương, Bảo Khương…
Năm 2012, Tuyền Mập mổ sỏi mật và bị gián đoạn làm nghề một thời gian. Khi quay lại, phải đi lại nhiều và liên tục mà sức khỏe chưa hồi phục nên chị mới rút từ từ khỏi các nhóm hài.
Nhớ về thời chạy show tấu hài, Tuyền Mập bảo: "Một show diễn được 30.000 đến 80.000 đồng mà chạy rất căng. Có lần tôi diễn ở sân khấu 135 quận 3, chạy lên Gò Mây khu Tân Tạo mà chỉ đi hết 13 phút. Mình mặc áo bà bà, cột khăn, vẽ răng sún, người đi đường thấy vậy kêu: "trời ơi, bà già mà sao chạy ghê vậy". Mình chỉ biết mục tiêu ở phía trước và chạy cho kịp thời gian thôi.
Lúc đó còn nhỏ tuổi nên không nghĩ tới chuyện nguy hiểm. Sau trận mổ, tôi mới nghĩ, giả sử nếu trên đường đi như vậy mà tai nạn xảy ra thì mình và gia đình mình là người chịu đầu tiên. Hên thì ngay lúc đó, xui là nằm cả đời, thành gánh nặng cho mọi người.
Hồi đó, mê nghề, ham tiền nên không nghĩ thiệt hơn. Mỗi đêm được 200.000, 300.000 đồng là cảm thấy có tiền sống rồi. 1 tuần đi diễn 5 ngày như thế là biết tháng đó ổn.
Nhiều anh trong các nhóm hài gặp tai nạn trên đường. Mắt sưng to, cảm giác muốn lòi con ngươi ra ngoài mà vẫn ráng diễn rồi hôm sau đi khám. May là chỉ tụ máu đáy mắt, từ từ máu tan chứ nếu lòi tròng, hư luôn con mắt thì chuyện gì xảy ra. Tiền làm không đủ mua thuốc. Nghề tấu hài giống như mì ăn liền, cứu đói lúc túng thiếu thôi".
Hiện tại, Tuyền Mập đang là cái tên đắt show. Chị xuất hiện trong nhiều dự án và luôn là gương mặt được cả đồng nghiệp cũng như khán giả yêu mến.
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.
Xem nhiều nhất

Tiết lộ chuyện hậu trường phim "Cánh đồng hoang" sau 46 năm
Nhiều chuyện thú vị xung quanh hậu trường phim “Cánh đồng hoang” được những người làm phim kể lại trong chương trình “Cine 7 - Ký ức phim Việt”.

Madam Pang nhận được nhiều tình cảm của người hâm mộ khi trở lại Việt Nam
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan, nữ đại gia và là "ngôi sao mạng xã hội" Madam Pang đã thưởng thức món phở gà. Bà nhận được rất nhiều tình cảm quý mến từ các cổ động viên (CĐV) bóng đá Việt Nam.

Hà Anh Tuấn làm khách mời trong đêm nhạc của Phan Mạnh Quỳnh
Live concert “Chuyến tàu: Mùa xuân” của Phan Mạnh Quỳnh sẽ có 3 khách mời là: Hà Anh Tuấn, Hoàng Dũng và Bùi Lan Hương.

Nhà thơ Đoàn Thị Diễm Thuyên: Viết để chữa lành tâm hồn
Trong làng thơ TPHCM những năm qua, Đoàn Thị Diễm Thuyên là một cái tên đáng chú ý. Cây bút 8X này có một giọng riêng, không lẫn với ai. PNVN đã có cuộc trò chuyện về hành trình sáng tác của chị.

Mùa hoa loa kèn tháng Tư: Vẳng trong tiếng nhạc thấy cả mùi hương
Sự dịu dàng ấy làm nên sức hút của những đóa loa kèn. Phải vậy chăng mà những đóa hoa tháng Tư làm nên nhiều dấu ấn trong thơ ca, nhạc họa?
TIN NỔI BẬT

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua
Ngày 6/4, Cục Thống kê đã công bố tình hình kinh tế 3 tháng đầu năm 2025. Theo đó, kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc, tăng 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Thủ tướng: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng bản lĩnh, nỗ lực, phấn đấu vươn lên mạnh mẽ
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 và Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng nỗ lực, càng phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, thể hiện bản lĩnh, giá trị cốt lõi, trí tuệ và văn hoá người Việt Nam; "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể"; dựa vào nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá.

Những người mẹ Bàn Cờ góp phần làm nên Mùa xuân đại thắng
“Có người mẹ Bàn Cờ/tay gầy tóc bạc phơ”, xin mượn 2 câu đầu trong bài thơ “Người mẹ Bàn Cờ” của tác giả Nguyễn Kim Ngân để bày tỏ lòng tri ân những người mẹ, những người phụ nữ đã không sợ hiểm nguy, che giấu chiến sĩ biệt động giữa lòng đô thị, góp phần vào đại thắng mùa xuân năm 1975.

Vụ mẹ nghi sát hại con để trục lợi tiền bảo hiểm: Sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức
TS.LS Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, cho rằng, sát hại con đẻ của mình để trục lợi bảo hiểm là hành vi vô cùng nhẫn tâm, mất tính người và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm khắc nhất của pháp luật.

Chuyện áo dài và những dấu chấm phá của Thủy Nguyễn
Trong làng thời trang Việt Nam, Thủy Nguyễn là một nghệ sĩ đa tài, kết hợp tinh tế giữa hội họa và thiết kế thời trang. Với niềm đam mê chất liệu lụa và gấm truyền thống, chị đã tạo nên những bộ sưu tập tôn vinh văn hóa Việt, đồng thời mang hơi thở hiện đại, phù hợp với xu hướng quốc tế. Mỗi thiết kế của Thủy Nguyễn đều ẩn chứa một câu chuyện, một thông điệp văn hóa gửi gắm đến người mặc, đặc biệt là thế hệ trẻ.

"Bài học lớn nhất vợ chồng tôi muốn để lại cho các con là tình yêu thương"
Anh Nguyễn Ngọc Bản (40 tuổi) và chị Đinh Song Bách Xuân (42 tuổi) đã kết hôn được 18 năm với biết bao kỷ niệm đẹp về tình yêu thương. Hiện anh chị sống ở thành phố Đà Nẵng cùng với 3 con.

Sử dụng chatbot để chia sẻ cảm xúc
Taylee Johnson, một cô bé 14 tuổi sống gần Nashville, Tennessee (Mỹ), gần đây đã trò chuyện với Troodi. Cô bé tâm sự về nỗi lo khi chuyển đến khu phố mới, xa bạn bè và áp lực từ bài kiểm tra khoa học sắp tới.

Truyện ngắn: Hạnh phúc
Dù hạnh phúc ấy âm thầm và mang theo nỗi đau. Em quả may mắn khi có những người như Biên làm bạn.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phú Thọ: Dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng
Ngày 6/4/2025 (tức mùng 9/3 năm Ất Tỵ), đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập (2 địa phương có đội thi đoạt ...

Gần 300 vận động viên tham gia giải bơi chải ở Lễ hội Đền Hùng
Ngày 6/4, tại hồ Công viên Văn Lang (TP Việt Trì, Phú Thọ) diễn ra Giải Bơi chải Việt Trì mở rộng năm Ất Tỵ 2025. Giải đua nằm trong chuỗi các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.

Mùa hoa loa kèn tháng Tư: Vẳng trong tiếng nhạc thấy cả mùi hương
Sự dịu dàng ấy làm nên sức hút của những đóa loa kèn. Phải vậy chăng mà những đóa hoa tháng Tư làm nên nhiều dấu ấn trong thơ ca, nhạc họa?

Nghe ca khúc "Cô gái ấy": Đừng buông tay tình yêu
Đã hơn 6 năm kể từ khi “That Girl” (Cô gái ấy) của Olly Murs lần đầu ra mắt công chúng, sau đó nhờ ứng dụng Tik Tok trở thành ca khúc “gây nghiện”. Ngày hôm nay, những giai điệu mô phỏng nhịp đập trái tim thổn thức tình si ấy vẫn được nhiều người yêu mến.

Nhà thơ Đoàn Thị Diễm Thuyên: Viết để chữa lành tâm hồn
Trong làng thơ TPHCM những năm qua, Đoàn Thị Diễm Thuyên là một cái tên đáng chú ý. Cây bút 8X này có một giọng riêng, không lẫn với ai. PNVN đã có cuộc trò chuyện về hành trình sáng tác của chị.

Tiết lộ chuyện hậu trường phim "Cánh đồng hoang" sau 46 năm
Nhiều chuyện thú vị xung quanh hậu trường phim “Cánh đồng hoang” được những người làm phim kể lại trong chương trình “Cine 7 - Ký ức phim Việt”.

Madam Pang nhận được nhiều tình cảm của người hâm mộ khi trở lại Việt Nam
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan, nữ đại gia và là "ngôi sao mạng xã hội" Madam Pang đã thưởng thức món phở gà. Bà nhận được rất nhiều tình cảm quý mến từ các cổ động viên (CĐV) bóng đá Việt Nam.

Vở "Chí Phèo" - Dấu ấn mới của kịch truyền thanh
Lần đầu tiên, tác phẩm văn học kinh điển “Chí Phèo” của Nam Cao được nhóm Lóc Kóc Leng Keng, đạo diễn Vũ Phúc Ân đưa lên sân khấu kịch truyền thanh. Trong bối cảnh sân khấu kịch không mấy khả quan hiện nay thì kịch truyền thanh của Lóc Kóc Leng Keng vẫn tạo được dấu ấn với khán giả. Đạo diễn Vũ Phúc Ân đã chia sẻ về vở kịch truyền thanh này.
Đọc thêm

Podcast: Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các con
Chuyên gia tâm lý Dương Thị Thu Hà - Phó Viện trưởng Viện Tâm lý đời sống - chia sẻ về vai trò của gia đình trong việc định hình tâm lý và cảm xúc của con trẻ và một số giải pháp để trẻ được lớn lên trong sự yêu thương trọn vẹn.

Podcast: Kỹ năng ứng phó với thiên tai
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến nay, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 21/22 loại hình thiên tai với gần 700 trận thiên tai, khiến hơn 400 người thiệt mạng, tập trung chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Podcast: Hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ tử vong ở thế hệ sau của những cặp vợ chồng cùng huyết thống là rất cao, gấp 3 lần so với những người bình thường. Còn tỷ lệ trẻ em bị dị tật còn cao hơn nữa, gấp khoảng 5 đến 6 lần.

Podcast: Phân loại rác thải tại nguồn
Phân loại rác thải từ hộ gia đình đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng rác thải phát sinh ra môi trường, đồng thời tăng hiệu quả xử lý và tái chế các loại rác, là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống, tạo nền tảng cho một tương lai xanh và bền vững.