Thứ năm, 10/4/2025
Có mâyHà Nội
23° - 28°C

Độc đáo bánh trứng kiến mỗi năm thưởng thức 1 lần của người Sán Dìu

Nga Nguyễn
27/03/2020 - 07:17
Độc đáo bánh trứng kiến mỗi năm thưởng thức 1 lần của người Sán Dìu

Ảnh minh họa

Bánh trứng kiến theo tiếng Sán Dìu là “ngáy sun chổng”, được làm bằng bột gạo nếp, nhân trứng kiến và bọc bằng lá ngõa (lá cây vả).

Nếu như đối với những người dân tộc Kinh, vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm thường tổ chức "Tết hàn thực" hay còn gọi Tết bánh trôi - bánh chay thì người Sán Dìu lại tổ chức ăn "Tết thanh minh" với món đặc sản là bánh trứng kiến.

Là người có kinh nghiệm lấy trứng kiến lâu năm, chị Nguyễn Thị Thanh, thôn Thiện Phong, xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cho biết, trứng kiến được lấy vào tháng 3 âm lịch. Chỉ có thời điểm này mới có trứng và rất mẩy. Khi lấy cần phải hết sức khéo léo để không bị kiến đốt. Để đi lấy trứng kiến, phải chọn trời nắng to, vì khi hạ tổ kiến xuống, kiến sẽ nhanh chóng tản ra ngoài, khi đó chỉ còn lại những hạt trứng trắng muốt như gạo, còn nếu như gặp hôm trời mưa kiến cứ nằm lỳ bên trong tổ khó mà lấy trứng ra được. Mỗi cân trứng kiến cần tới 5-6 tổ kiến to.

Độc đáo chiếc bánh trứng kiến của người Sán Dìu, Tuyên Quang - Ảnh 2.

Trứng sau khi lấy về dùng khăn xô đưa nhẹ lên trên mặt để những vỏ kiến, tạp chất dính lên khăn rồi rửa sạch, để ráo, phi thơm hành với mỡ, cho trứng kiến vào rang kỹ. Đây chính là phần nhân bánh. 

Cũng theo chị Thanh, tùy từng khẩu vị, có thể cho thêm thịt lợn băm, tuy nhiên để cảm nhận được vị của trứng kiến nguyên bản thì không cần thịt lợn. 

Phần vỏ bánh là bột gạo nếp, thông thường sẽ là bột ướt vì bột khô sẽ khiến chiếc bánh thành phẩm không được mịn, dẻo bằng.

Độc đáo chiếc bánh trứng kiến của người Sán Dìu, Tuyên Quang - Ảnh 3.

Lá ngõa rửa sạch, bỏ phần gân lá giống như gân lá bánh chưng ở mặt dưới rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải

Lá ngõa để làm bánh là lá bánh tẻ, không quá non cũng không quá già. Vì lá non quá khi hấp bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì khi ăn, bánh sẽ bị dai và không còn vị thơm, bùi của lá.

Lá ngõa rửa sạch, bỏ phần gân lá giống như gân lá bánh chưng ở mặt dưới rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải. Tiếp đến, rải đều trứng kiến lên trên lớp bột và gập đôi chiếc lá lại, người cẩn thận thì bọc thêm một lớp lá ngõa ở bên ngoài. Cũng có thể nặn bánh thành hình tròn rồi bọc lá ngõa lại. Đem hấp cách thủy chừng 20 phút là bánh chín. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải, đẹp mắt. Khi ăn, sẽ ăn cả phần lá ngõa và không cần chấm thêm bất kỳ gia vị nào. 

Độc đáo chiếc bánh trứng kiến của người Sán Dìu, Tuyên Quang - Ảnh 4.

Là người có kinh nghiệm lấy trứng kiến lâu năm, chị Nguyễn Thị Thanh vẫn đi các con đi lấy trứng khi vào mùa

Chị Thanh còn cho biết thêm, món bánh trứng kiến của người Sán Dìu giờ đây cũng đang dần bị mai một, chủ yếu là những phụ nữ trung tuổi trở lên mới làm, chứ giới trẻ giờ đây ít người kỳ công làm lắm.

Miếng bánh bùi, béo, đậm đà, ngon đến khó cưỡng đã trở thành thức quà quê đặc biệt mỗi độ tháng 3 của người Sán Dìu - thứ bánh một năm chỉ được thưởng thức một lần mà nếu muốn thưởng thức lại phải chờ tới ngày "Tết thanh minh" năm sau.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.

Đọc thêm