Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức

10/04/2018 - 17:52
Hỏi: Em là viên chức trong một cơ quan Nhà nước theo diện hợp đồng có thời hạn. Hiện em đang phải điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, vì vậy em phải nghỉ việc (đã nghỉ được 3 tháng có xin phép cơ quan). Vừa qua, lãnh đạo cơ quan đã ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng với em vì nghỉ việc quá lâu. Đề nghị Báo PNVN cho biết, việc em bị chấm dứt hợp đồng như vậy có đúng không? Lương Thị Ngọc An (Đà Nẵng)
Trả lời: Theo quy định tại Điều 29, Luật Viên chức về đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc (HĐLV), thì:
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt HĐLV với viên chức trong các trường hợp sau:

a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;

b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;

c) Viên chức làm việc theo HĐLV không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo HĐLV xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục…

d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;...

hop-dong-lao-dong1.jpg
Minh họa: Internet
 
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biết trước ít nhất 45 ngày đối với HĐLV không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với HĐLV xác định thời hạn...

3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt HĐLV với viên chức trong các trường hợp sau:

a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;…

Như vậy, việc bạn nghỉ để điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ mới được 3 tháng mà bị đơn phương chấm dứt HĐLV là không đúng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm