Dự luật khiến bé gái có thể phải kết hôn từ... 0 tuổi

10/03/2017 - 14:30
Sự mập mờ trong đạo luật hôn nhân mới được đề tại Bangladesh như ngầm giảm tuổi kết hôn của các bé gái xuống còn 0, đang khiến dư luận nước này vô cùng phẫn nộ.

Được biết đến là quốc gia có tỷ lệ tảo hôn cao bậc nhất thế giới, với 52% cô gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18 và 18% kết hôn khi chưa đủ 15 tuổi, Bangladesh không những không nỗ lực giảm tỷ lệ đáng báo động này mà mới đây, ngày 17/2/2017, quốc gia này vừa đề xuất một bộ luật hôn nhân phi lý mới.

Theo như đạo luật này, chính phủ cho phép các cô gái trẻ dưới 18 tuổi kết hôn trong “những trường hợp đặc biệt”. Nhưng dự thảo luật này không giải thích rõ ràng như thế nào là “những trường hợp đặc biệt” , đồng thời cũng không đề cập đến trường hợp các bé gái kết hôn khi mới 15, 16 thậm chí là nhỏ tuổi hơn.

bangladesh-se-giam-tuoi-ket-hon-xuong-0.jpg
 52% cô gái ở Bangladesh kết hôn trước khi bước sang tuổi 18 và 18% kết hôn khi chưa đủ 15 tuổi.

Sự mập mờ này dẫn đến hiện thực rằng, nếu như đạo luật trên có hiệu lực, tất cả các bé gái 16 tuổi, thậm chí là chưa đầy tuổi cũng có thể kết hôn.

Điều tồi tệ hơn nữa là đạo luật này cũng quy định rằng một cô gái dưới 18 tuổi có thể kết hôn với bất kỳ người đàn ông nào, cả kể khi ‘người chồng’ gấp đôi tuổi em, miễn là cha mẹ em và tòa án cho phép.

Không chỉ như lấy đi sự tự do của các cô gái, theo các chuyên gia, đạo luật này còn có thể khiến cho hàng ngàn cô gái dễ bị hiếp dâm hơn, đồng thời làm gia tăng đáng kể những trường hợp mang thai sớm.

bangladesh-se-giam-tuoi-ket-hon-xuong-0-1.jpg
 Dự luật mới không hề đưa ra giới hạn tuổi kết hôn khiến các bé gái bị đẩy vào tình trạng dễ bị tổn thương hơn do tảo hôn.

Girls Not Brides, một liên minh quy tụ gần 650 tổ chức từ thiện, đã lên tiếng chỉ trích gay gắt đạo luật vô lý trên.

Cô Gthey, đại diện liên minh, người đã làm việc với hàng ngàn cô gái được giải cứu khỏi các cuộc tảo hôn nói: “Đạo luật được đề xuất không đưa ra bất kỳ khái niệm nào về “trường hợp đặc biệt””.

Cô cũng lên tiếng cáo buộc chính phủ Bangladesh đang tước đi một nỗ lực lớn trong việc trao quyền cho phụ nữ tại quốc gia này.

bangladesh-se-giam-tuoi-ket-hon-xuong-0-2.jpg
 Động thái này của chính quyền Bangladesh làm thụt lùi quá trình trao quyền cho phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới.

Cùng quan điểm, bà Heather Barr, một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Bộ phận Quyền Phụ nữ Bangladesh đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Human Rights Watch rằng: “Không có gì có thể thay đổi thực tế rằng đây là một đạo luật phá hoại. Nếu các quy định này được soạn thảo cẩn thận, nó có thể sẽ giảm bớt nguy hiểm cho trẻ em gái”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm