EVFTA: Người tiêu dùng hưởng lợi, doanh nghiệp gặp thách thức

Hưng Long
13/02/2020 - 15:06
EVFTA: Người tiêu dùng hưởng lợi, doanh nghiệp gặp thách thức
Ngày 12/2, Nghị viện Châu Âu (EP) đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA). Người tiêu dùng Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để được sử dụng sản phẩm có chất lượng với giá hợp lý từ các nước châu Âu.
EVFTA: Người tiêu dùng hưởng lợi, doanh nghiệp gặp thách thức - Ảnh 1.

18h00 ngày 12/2 theo giờ Việt Nam, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam.

 Thế và lực mới

PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) - đánh giá, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được thông qua đã tạo cho thế và lực của Việt Nam lên tầm cao mới. Khi quan hệ với đối tác là EU thì nâng tầm vị thế của Việt Nam trên thường thế giới. Việt Nam sẽ mở rộng thị trường. Đẩy mạnh tốc độ xuất khẩu của Việt Nam có thể lên đến 30%. Đó mới chỉ là cơ hội.

Muốn tận dụng được cơ hội phải vượt qua được thách thức. Một số mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam như dệt da, may mặc, đồ gỗ và đặc biệt là hàng nông sản phải đạt được những điều kiện tiêu chuẩn để xuất vào thị trường EU. Đồng thời, Việt Nam phải đẩy mạnh tăng cường cải cách về thể chế là yếu tố hết sức quan trọng.

Ông Long nói, trong từng ngành, từng lĩnh vực một thì các nhà hoạch định chính sách đã đánh giá được tác động khi tham gia vào thị trường EU. Khi mở rộng thị trường thì sẽ tăng tính cạnh tranh. Nghị viện Châu Âu thông qua Hiệp định thương mại và Hiệp định bảo hộ đầu tư sẽ thu hút được đầu tư, đẩy mạnh hoạt động thương mại, hàng hóa và dịch vụ.

Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi và các doanh nghiệp trong nước đứng trước thách thức rất lớn đó là sự cạnh tranh. Nếu các doanh nghiệp không vượt qua được các rào cản thì sẽ bị thua ngay trên sân nhà. Khi hiệp định có hiệu lực thì các mặt hàng sẽ được giới hạn xuất nhập khẩu theo mức độ nhất định. Còn các mặt hàng ở trong nước có năng lực cạnh tranh yếu thì lộ trình sẽ kéo dài.

PGS.TS Ngô Trí Long nhận định, 2 hiệp định được thông qua nếu thực thi, trong trước mắt và lâu dài, các doanh nghiệp không nâng cao năng lực cạnh tranh thì người tiêu dùng vẫn được hưởng lợi. Người tiêu dùng là đối tượng đầu tiên hưởng lợi do sản phẩm giá rẻ hơn hiện nay có chất lượng cao tràn ngập thị trường trong nước. Nguyên nhân là do thuế nhập khẩu đã được xóa bỏ.

Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, đối với thị trường ô tô cũng là một cảnh báo. Nếu hàng rào thuế quan được xóa bỏ thì năng lực cạnh tranh giữa thị trường ô tô trong nước và thị trường EU rất mạnh. Các doanh nghiệp trong nước mà cụ thể ở đây là đối với các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Châu Á tại Việt Nam từ các quốc gia, như: Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây cũng là cảnh báo nguy hiểm đối với doanh nghiệp sản xuất nếu không vượt qua được thách thức thì chắc chắn thua ngay trên sân nhà.

EVFTA: Người tiêu dùng hưởng lợi, doanh nghiệp gặp thách thức - Ảnh 2.

PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng EVFTA là cơ hội những cũng đầy thách thức với kinh tế Việt Nam.

Dệt may, nông sản cũng đầy nguy cơ

Ông Long phân tích về ngành hàng dệt may, dù có lợi thế nhưng quan trọng là nguồn gốc, xuất xứ mà hiện nay phụ liệu đang phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu phụ liệu ở trong khối EU thì khác nhưng nguyên phụ liệu xuất xứ ngoài khối EU thì không được hưởng thuế nhập khẩu. Vấn đề này cũng phải có lộ trình để thực hiện nhưng các doanh nghiệp trong nước phải phát huy được sản xuất từ phụ liệu. Hoặc, thu hút đầu tư của các nước khác có điều kiện thuận lợi để sản xuất những phụ liệu đó tại Việt Nam thì mới tận dụng được lợi thế khi gia nhập thị trường EU.

EU là vùng có khí hậu hàn đới, Việt Nam là vùng nhiệt đới. Ưu điểm của Việt Nam là những sản phẩm vùng nhiệt đới là có ưu thế hơn. Muốn để thâm nhập được hàng hóa vào thị trường EU thì tiêu chuẩn kỹ thuật, hàng rào kỹ thuật rất quan trọng và thậm chí rất khắc khe. Nếu không sản xuất được nông sản sản phẩm sạch có chất lượng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn là rào cản rất lớn thì chắc chắn sẽ không vào được thị trường EU.

"Cuộc hội nhập bao giờ cũng có 2 mặt song hành với nhau là cơ hội và thách thức. Nếu tận dụng được cơ hội để vượt qua được thách thách thức thì sẽ phát huy được nội lực".

PGS.TS Ngô Trí Long

Đối với nông sản nếu sản xuất không tốt, sạch và có chất lượng thì chắc chắc không thể tiêu thụ được ở nước ngoài mà ngay trong nước người tiêu dùng cũng không ủng hộ kih mà họ có nhiều lựa chọn hơn. PGS.TS Ngô Trí Long đưa ra ví dụ điển hình về một công ty thủy sản lớn Việt Nam, có chi nhánh ở Hoa Kỳ đang bị điều tra bán phá giá và áp thuế. Công ty này bị cáo buộc nhập hàng từ Ấn Độ và chế biến để xuất khẩu vào Mỹ.

Ông Long cảnh báo, xuất xứ nguồn gốc đối với các doanh nghiệp sản xuất thủy sản rất dễ bị thẻ vàng. Doanh nghiệp đánh bắt bất hợp pháp, sử dụng nguồn gốc sản phẩm bất hợp pháp, đánh bắt bất hợp pháp cũng bị thẻ vàng. Doanh nghiệp bị thẻ vàng thì lô hàng xuất vào thị trường này sẽ bị kiểm tra rất chặt chẽ. Bị thẻ vàng nhiều lần sẽ bị thẻ đỏ và không cho phép xuất vào thị trường này nữa.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm