GenZ nên làm gì khi thông tin hướng nghiệp độc hại tràn lan?

Thủy Lê
17/03/2023 - 17:45
GenZ nên làm gì khi thông tin hướng nghiệp độc hại tràn lan?

Gen Z hoang mang trước nhiều thông tin hướng nghiệp hiện nay. Ảnh minh họa

Có cho mình một “màng lọc” nhất định, tìm hiểu đúng nguồn tài liệu, quan sát đúng xu thế thị trường... là những lời khuyên giảng viên và nhà tuyển dụng đưa ra cho học sinh THPT thời điểm này.

Gần đây, một loạt thông tin lan tràn trên mạng xã hội như ngành học vô dụng, xin việc 830 công ty không ai nhận, coi thường bằng Cao đẳng... khiến không các bạn học sinh THPT đang chọn ngành và sinh viên hoang mang khi nộp hồ sơ tuyển dụng.

Cùng với đó, năm 2023 là một năm suy thoái với làn sóng sa thải khắp nơi. Facebook vừa thông báo sa thải hơn 10.000 nhân viên, hàng loạt công ty trong ngành công nghệ, sản xuất... đồng loạt sa thải nhân sự sau thời gian tuyển ồ ạt khiến việc kiếm việc khó khăn. Vậy các bạn trẻ cần làm gì để có được lựa chọn đúng đắn, nhất là khi phải "lặn ngụp" trong bể thông tin như hiện nay?

GenZ nên làm gì khi thông tin hướng nghiệp độc hại tràn lan? - Ảnh 1.

Chị Lê Mai Anh

Là một chuyên gia truyền thông và nhà quản lý, chị Lê Mai Anh - Giám đốc Quốc gia Global PR Hub - theo dõi kỹ thông tin về hướng nghiệp trong những ngày vừa qua. Theo chị, nhiều thông tin nhiễu loạn khiến các bạn trẻ gặp khó khăn trong quá trình ra quyết định học ngành nghề gì. Vì vậy, khả năng chọn lọc và xử lý thông tin ngày càng quan trọng: "Trên môi trường mạng xã hội rất nhiều kiến thức và không ít rác, nhiều chuyên gia nhưng cũng không thiếu những chuyên gia "tự phong", chia sẻ các thông tin chưa được xác thực nhằm thu hút sự chú ý. Nhất là các thông tin liên quan đến hướng nghiệp ảnh hưởng đến sự nghiệp của các bạn, vì vậy ta phải có sự chọn lọc".

Từ quan điểm một nhà quản lý, chị cho biết trong quá trình tuyển dụng chị vẫn yêu cầu ứng viên của mình có bằng cấp. Nó là điều đầu tiên để đảm bảo ứng viên bước vào nghề nghiệp với một kiến thức nền ban đầu, có các kỹ năng cơ bản. Nhưng về lâu dài, năng lực làm việc mới là yếu tố quyết định. Truyền thông là một ngành ngoài yếu tố chuyên môn vững chắc thì đòi hỏi bạn luôn phải thích ứng, linh hoạt và làm mới mình. "Vì vậy, năng lực tự học, tự phát triển và định hướng sự nghiệp giữ vai trò rất quan trọng quyết định các bước tiến tiếp theo của bạn".

GenZ nên làm gì khi thông tin hướng nghiệp độc hại tràn lan? - Ảnh 2.

Thầy Đặng Quang Minh

Những ngày qua, thầy Đặng Quang Minh - Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ Thông tin, Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội - cũng nhận được thông tin về các nội dung hướng nghiệp độc hại tràn lan trên cộng đồng mạng cũng như nhiều câu hỏi từ sinh viên. 

Từ quan điểm của người tham gia cả công tác đào tạo lẫn tuyển dụng, thầy Minh cho rằng các bạn sinh viên cần có hiểu biết về xu thế thị trường và vị trí của ngành học trong xã hội. Bản thân mỗi vị trí công việc đã nói lên vai trò của lĩnh vực, ngành nghề. Nếu thực sự vô dụng vậy những công việc đó đã không tồn tại. Chẳng hạn đối với Công nghệ Thông tin, ngày trước đâu ai nghĩ lĩnh vực này sẽ chiếm vai trò quan trọng như hiện nay. Và dù hiện tại tiếng Anh trở nên phổ biến, nhưng không đồng nghĩa với việc tấm bằng ngôn ngữ Anh là vô dụng, vì luôn có sự phân biệt giữa người học lướt qua, học phong trào và những cá nhân có chuyên môn thật sự.

"Về việc định hướng nghề nghiệp, ngành học cho các bạn trẻ, tôi thấy hiện nay có rất nhiều hình thức mới, trong đó có các kênh Tiktok, tuy nhiên, các bạn trẻ cần mở rộng phạm vi tìm hiểu, nguồn thông tin cần được kiểm chứng, không nên nghe thông tin một chiều để hạn chế tối đa nguy cơ chọn sai ngành, sai nghề" – thầy Đặng Quang Minh nhấn mạnh.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm