Cụ thể, chiều cao trung bình của nam giới nước ta là 1,644m và nữ là 1,548m. Trong khi đó, chiều cao của nam thanh niên Thái Lan là 1,675m, Hàn Quốc là 1,739m, Singapore là 1,706m. Đối với nữ, chiều cao trung bình của nữ thanh niên Thái Lan là 1,573m; Hàn Quốc là 1,611m; Trung Quốc là 1,586m.
Nhiều nghiên cứu chứng minh, chiều cao của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gene di truyền, dinh dưỡng, vận động... Trong đó, dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao hơn cả yếu tố di truyền. Trong các yếu tố dinh dưỡng liên quan đến chiều cao, canxi đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng thiếu canxi trong bữa ăn của người Việt đang diễn ra nghiêm trọng. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trong khẩu phần ăn hằng ngày của người Việt đang thiếu khoảng 50% nhu cầu canxi cần thiết.
Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỷ số canxi/phốt pho trong khẩu phần ăn tối ưu nên lớn hơn 1, nhưng ở Việt Nam, tỷ số này chỉ đạt từ 0,5 đến 0,7. Do vậy, thiếu canxi ở người Việt thường kéo dài. Tình trạng này càng trầm trọng hơn khi khẩu phần ăn ở các thành phố lớn, trong các gia đình khá giả, việc dùng quá nhiều thức ăn chứa protein, làm tăng bài xuất canxi trong nước tiểu. Ở nông thôn thì thiếu canxi trong thời gian dài khiến trẻ em thấp còi, phụ nữ, người già dễ mắc bệnh loãng xương.
Nhiều cách bổ sung canxi cho cơ thể
Theo các chuyên gia y tế, nguồn cung cấp canxi an toàn, lâu dài và thường xuyên nhất là thông qua thực phẩm. Thực phẩm giàu canxi như sữa, phomat, sữa chua, đậu nành, bánh mỳ; các loại rau xanh (rau cải, rau bó xôi); trái cây có múi như bưởi, cam; các loại thức ăn nhiều đạm như cá hộp, sò, ốc, cua, tôm. Trong xương cá cũng chứa nhiều canxi, vì vậy nên dùng các loại cá nhỏ rán giòn hay kho nhừ để ăn được cả xương. Mùa hè nên ăn canh cua, tôm, tép giã nhỏ nấu với rau xanh, để cung cấp cho cơ thể cả đạm, canxi và vitamin.
Khi vào cơ thể, canxi được tập trung tại xương để thực hiện quá trình cốt hóa xương và thay thế lượng canxi thường xuyên bị mất đi qua nước tiểu và mồ hôi; hỗ trợ tăng trưởng chiều cao... Ngoài ra, canxi còn có chức năng tham gia vào điều hòa quá trình đông máu và giảm tính kích thích thần kinh cơ.
Lượng canxi cần thiết trong khẩu phần ăn của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào lứa tuổi, tình trạng sinh lý và khả năng hấp thu canxi tại ruột của từng người. Trong giai đoạn bào thai và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì canxi rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của xương. Vì vậy, nhu cầu canxi ở phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con bú, phụ nữ tiền mãn kinh, người cao tuổi và ở trẻ nhỏ cao.
Còn lứa tuổi từ 1 đến 25, cơ thể còn đang phát triển, đặc biệt là bộ xương nên khẩu phần ăn cần có đủ canxi. Lượng canxi ăn vào cần nhiều hơn lượng canxi bài tiết ra ngoài để có đủ canxi cung cấp cho quá trình hình thành và phát triển bộ xương. Để chiều cao phát triển một cách tối đa, trong các giai đoạn trên, ngoài các dưỡng chất cần thiết khác như đạm, chất béo... cơ thể cần được cung cấp đủ canxi.
Cùng lưu ý trong bổ sung dinh dưỡng, cần tăng cường các hoạt động thể lực, tập thể dục thể thao ngoài trời để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giúp tăng chuyển hoá vitamin D và canxi. Đối với trẻ nhỏ, để đề phòng còi xương, ngoài bú sữa mẹ, cần cho tắm nắng sớm khoảng 1 tháng sau khi sinh.
Bên cạnh bổ sung canxi qua thực phẩm từ bữa ăn hằng ngày, mọi người có thể sử dụng sản phẩm chứa canxi. Hiện nay, xu hướng bổ sung canxi từ thiên nhiên, trong đó có sản phẩm sản xuất theo phát minh mới Aquamin F từ Tảo biển đỏ có dạng viên dễ uống, dễ hấp thu, không gây táo bón, không lắng cặn tạo sỏi đang được nhiều người áp dụng. Đặc biệt, loại canxi này phù hợp cho nhiều đối tượng, gồm cả trẻ em, thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển chiều cao, phụ nữ mang thai cho con bú và người có tuổi.