Giảm ham muốn vì suy buồng trứng

PhunuVN
05/09/2019 - 21:06
Giảm ham muốn vì suy buồng trứng
Suy buồng trứng đang trở thành nỗi ám ảnh đối với phụ nữ, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục của người bệnh.
Suy buồng trứng sớm là tình trạng các chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động, trong đó bệnh nhân sẽ không thể thực hiện được chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng để duy trì hoạt động sinh sản ở nữ giới. Bên cạnh đó, các chức năng sinh dục khác của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng do hormone kích thích ham muốn không được sản sinh, các nội tiết tố bị rối loạn gây mất cân bằng cơ thể. Suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm đời sống tình dục và cản trở chức năng sinh sản ở nữ giới, cũng là nguyên gây hiếm muộn ở các cặp vợ chồng.
 
photo-1-1554823466880786564707.jpg
Suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm đời sống tình dục và cản trở chức năng sinh sản ở nữ giới, cũng là nguyên gây hiếm muộn ở các cặp vợ chồng
 
 
Chị Hoàng Quỳnh Nga (Hải Phòng) chia sẻ về những rắc rối liên quan đến căn bệnh này: “Tôi năm nay 47 tuổi, do bị bệnh nên phải cắt bỏ một bên buồng trứng. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng tôi thường bị rối loạn kinh nguyệt, thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn đặc biệt là mất ngủ giữa đêm. Tôi cũng không muốn quan hệ tình dục do không có hứng thú và một phần do âm đạo bị khô và đau rát khi quan hệ. Chồng tôi tuy không nói ra nhưng rất bực bội, khó chịu mỗi khi bị từ chối. Tôi cho rằng chồng không thông cảm dù vợ có bệnh, nhưng nói qua nói lại thì lại dẫn đến giận dỗi. Thật khó xử”. Chị Nga cũng lo sợ rằng cuộc sống tình dục bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến tình cảm cũng vì thế mà có xung đột.
 
336033200.jpg
Khi bị suy buồng trứng thì buồng trứng sẽ không thể thực hiện được chức năng sinh sản và nuôi dưỡng trứng để duy trì hoạt động sinh sản - Ảnh minh họa

 

Bác sỹ Lê Huy Tuấn (Khoa sức khỏe sinh sản, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội) cho biết, nhu cầu tình dục ở mỗi con người tùy thuộc theo sức khỏe, tùy thuộc theo lứa tuổi. Thông thường ở giai đoạn 20 đến 40 tuổi, nhu cầu sẽ nhiều hơn so với giai đoạn sau. Đối với nữ giới, trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nhu cầu về tình dục sẽ giảm rất nhiều so với giai đoạn tuổi trẻ. Vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công việc, sức khỏe nhưng yếu tố nội tiết đóng vai trò hết sức quan trọng, gần như là điểm cốt lõi của vấn đề.
 
Ở phụ nữ bình thường có 2 buồng trứng, buồng trứng có chức năng sản xuất ra hormone sinh dục và sản xuất ra trứng, trong đó hormone có vai trò quan trọng trong vấn đề kinh nguyệt. Bộ phận sinh dục nữ tính từ ngoài vào bao gồm môi lớn, môi nhỏ, màng trinh, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng.
 
Âm đạo là một khoang ảo, có khả năng co giãn rất tốt và là bộ phận để giao hợp. Dưới 2 môi lớn có chứa 2 tuyến sản xuất dịch nhầy đổ vào âm đạo. Bình thường dịch âm đạo ở phụ nữ trưởng thành ai cũng có, dịch thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt  ở đầu chu kỳ kinh thường ít, đến giữa kỳ kinh (xung quanh thời điểm rụng trứng) dịch nhiều hoặc khi có ham muốn tình dục hoặc quan hệ tình dục dịch cũng có nhiều. Tuyến này chịu sự tác động rất lớn của buồng trứng.
 
Đối với trường hợp của chị Nga, bác sỹ Tuấn phân tích: “Hiện nay chị 47 tuổi, đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, mặt khác chị còn cắt một bên buồng trứng nữa. Như vậy thời điềm này nội tiết tố nữ của chị sẽ bị giảm sút rất nhiều. 
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ hay bị rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, thậm chí rong huyết, bốc hỏa, đau đầu, chóng mặt, nhu cầu sinh lý giảm, khô âm đạo vì không đủ lượng dịch âm đạo dẫn đến quan hệ tình dục bị đau rát. Như vậy cộng hai yếu tố về tuổi và chỉ còn một bên buồng trứng nên chị bị như vậy mà thôi”.
 
 
1.jpg
 Bệnh trong thời gian đầu phát triển sẽ làm cho các hormon sinh dục của nữ giới không thể duy trì và tái tạo kịp thời để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới từ đó mất khả năng sinh sản

 

 
Theo bác sỹ Tuấn, để giải quyết vấn đề này, chị Nga cần khám trực tiếp chuyên khoa sản để căn cứ vào kết quả khám trên lâm sàng và cận lâm sàng khi đó mới có hướng xử trí phù hợp. Về cơ bản, đối với trường hợp của chị sẽ sử dụng thuốc nội tiết để bổ sung, trong y học được gọi là “Liệu pháp hoóc môn thay thế” hoặc có thể sử dụng thêm dung dịch bôi trơn khi quan hệ tình dục để hạn chế vấn đề đau rát.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm